- Trang chủ /
- Bệnh hậu môn /
- Bệnh trĩ /
- Bệnh trĩ là gì: Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị
Bệnh trĩ là gì: Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị
-
-
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Vũ Hồng Lân
- Tổng quan
- Nguyên nhân
- Triệu chứng
- Các loại bệnh trĩ
- Tác hại
- Khi nào cần đến bác sĩ
- Điều trị
- Phòng ngừa
Bệnh trĩ là căn bệnh phổ biến ở vùng hậu môn trực tràng thường gặp ở nhiều đối tượng có sinh hoạt, chế độ ăn uống thiếu khoa học và không loại trừ bất kì đối tượng nào. Người bị bệnh trĩ có dấu hiệu ban đầu thường không rõ rệt và vì thế cũng nhiều trường hợp bỏ qua khiến bệnh trở nên trầm trọng gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống bởi các biểu hiện cụ thể như: chảy máu hậu môn, đau rát, ngứa ngáy,...
Việc tìm hiểu rõ nét về bệnh trĩ thông qua những dấu hiệu ban đầu sẽ giúp ban có cách nhìn nhận rõ hơn về bệnh trĩ, từ đó có cách phòng ngừa bệnh cũng như điều trị bệnh trĩ hiệu quả hơn.
Tổng quan về bệnh trĩ (hemorrhoids)
Bệnh trĩ, có tên khoa học là Hemorrhoids, một dạng bệnh lý khiến các tĩnh mạch ở phần hậu môn trực tràng bị sưng viêm. Khi các khối, thành tĩnh mạch này to lên và sa xuống, gây nên các triệu chứng khó chịu, đau đớn cho bệnh nhân, đây chính là các búi trĩ.
Hầu hết mọi người đều sẽ bị bệnh trĩ tại một thời điểm nào đó trong cuộc sống. Đối với phụ nữ có nhiều nguy cơ mắc trĩ khi mang thai. Khả năng mắc trĩ cũng gia tăng theo tuổi tác. Theo ước tính, có đến 75% người bị mắc trĩ trong cùng thời điểm, tuy nhiên chỉ có 4% đi khám do các vấn đề của bệnh trĩ. Bệnh tập trung chủ yếu ở độ tuổi từ 45 đến 65 tuổi.
Hầu hết mọi người đều cho rằng bệnh trĩ không nghiêm trọng và không mấy ai để ý và điều trị ngay từ dấu hiệu ban đầu. Trên thực tế cho thấy có không quá 5% trường hợp mắc bệnh trĩ có triệu chứng nhận biết ngay từ ban đầu và rất ít người điều trị ngay từ những dấu hiệu ban đầu. Bạn cần đến bác sĩ ngay nếu thấy các dấu hiệu bất thường như đau rát, ngứa ngáy hậu môn dữ dội,... không nên chủ quan vì kéo dài tình trạng sẽ khiến cuộc sống của bạn bị ảnh hưởng, công việc bị dán đoạn.
Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ
Trực tràng là khu vực cuối cùng của ruột già trước khi đến hậu môn. Hậu môn là phần cuối của đường tiêu hóa, nơi phân rời khỏi cơ thể.
Sự giãn nở của các thành tĩnh mạch hậu môn là nguyên nhân gây ra bệnh trĩ. Do đó, bất cứ tác nhân nào gây áp lực hoặc căng thẳng cho các thành tĩnh mạch hậu môn là nguyên nhân gây nên bệnh trĩ và nguyên nhân gián tiếp là do chế độ ăn uống, sinh hoạt không khoa học gây nên.
Theo nghiên cứu thì những người có khẩu phần ăn nhiều chất xơ sẽ ít có khả năng mắc bệnh trĩ, ngược lại những người có thói quen ăn uống không lành mạnh như thường xuyên sử dụng đồ ăn nhiều dầu mỡ sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh trĩ hơn người bình thường. Một số nguyên nhân phổ biến gây nên bệnh trĩ bao gồm:
- Mang thai hoặc sinh nở: Khi tử cung to ra, cùng với sự phát triển của bào thai đã ép lên thành tĩnh mạch bên trong đại tràng, khiến cho chúng sưng phồng lên.
- Chế độ ăn uống không có chất xơ: Khiến phân trở nên khô và cứng, di chuyển chậm chạp trong vùng trực tràng, gây áp lực lên thành tĩnh mạch và khiến chúng suy yếu dần, sa xuống và tạo nên búi trĩ.
- Béo phì: Những người thừa cân thường có khẩu phần ăn nhiều giàu mỡ, ít chất xơ cùng với đó ít vận động, áp lực hậu môn lớn hơn người bình thường.
- Lão hóa: Bệnh trĩ thường gặp ở người trưởng thành từ 45 đến 65 tuổi, nguy cơ mắc bệnh trĩ cao hơn khi bạn già đi do các mô tĩnh mạch bị mất sức mạnh và độ đàn hồi. Tuy nhiên, trẻ em và những người trẻ tuổi vẫn có thể mắc bệnh.
- Tiêu chảy: Bệnh trĩ thường gặp ở những người tiêu chảy mãn tính.
- Táo bón mãn tính: Táo bón là hiện tượng phân khô và cứng, di chuyển chậm chạp trong lòng hậu môn và tạo thêm áp lực lên thành mạch máu.
- Ngồi quá lâu: Đứng lâu hoặc ngồi nhiều trong thời gian dài có thể gây nên bệnh trĩ, là khi ngồi lâu đi vệ sinh.
- Nâng vật nặng: Nâng vật thường xuyên trong thời gian dài sẽ khiến áp lực dồn xuống hậu môn liên tục gây ra bệnh trĩ.
- Di truyền học: Theo di truyền học, một số người có thành tĩnh mạch hậu môn vốn yếu ớt, có xu hướng phát triển bệnh trĩ trong tương lai.
- Thói quen đại tiện xấu: Ngồi quá lâu trong nhà vệ sinh, cầm sách báo, điện thoại khi đi cầu hay cố rặn là những thói quen dễ dẫn đến bệnh trĩ.
- Quan hệ qua đường hậu môn: Khiến hậu môn bị tổn thương và không ngoại trừ nguyên nhân gây bệnh.
Triệu chứng bệnh trĩ
Bệnh trĩ không hiếm gặp, ít 3 trong 4 người trưởng thành sẽ mắc bệnh trĩ. Các triệu chứng của bệnh trĩ bao gồm:
- Chảy máu hậu môn đỏ tươi không đau (máu có dính trên phân hoặc giấy vệ sinh với dấu hiệu ban đầu thường rất ít bạn khó có thể nhận biết được).
- Ngứa ngáy ở hậu môn: Triệu chứng này thường xuất hiện ít, không thường xuyên đến dữ dội liên tục khiến bạn không khỏi khó chịu, mất tự tin.
- Khu vực hậu môn có dịch nhầy: Dịch nhầy chính là nguyên nhân gây ngứa ngáy xong nếu không được vệ sinh sạch sẽ nó sẽ càng gia tăng và khiến vùng hậu môn bị viêm nhiễm, khó chịu.
- Đau hoặc đau nhức ở các khu vực xung quanh.
- Xuất hiện búi trĩ hậu môn: Các thành tĩnh mạch hậu môn bị căng giãn quá mức dẫn đến việc hình thành nên các búi trĩ.
- Rò rỉ phân.
Các triệu chứng bệnh trĩ có thể gây khó chịu thường trực nhưng chúng thường không gây nguy hiểm.
Các loại bệnh trĩ phổ biến
Bệnh trĩ nội
Các búi trĩ nằm bên trong trực tràng và không nhìn thấy từ bên ngoài. Chúng thường không đau bởi vì không chứa dây thần kinh bên trong trực tràng, nhưng gây chảy máu, đây là dấu hiệu đầu tiên của bệnh trĩ nội.
Trĩ nội không nghiêm trọng và có xu hướng tự biến mất. Xuất huyết trực tràng do trĩ có thể không cần điều trị nhiều vì chúng có xu hướng tự chữa lành hoặc có thể tự khắc phục với các biện pháp điều trị tại nhà. Trĩ nội ở mức độ nặng có thể sa ra ngoài hậu môn, gây ra đau đớn. Bệnh nhân sẽ nhìn thấy hoặc cảm nhận trĩ nội như những miếng da ẩm ướt, trơn nhớt khác với vùng da xung quanh.
Trĩ nội cũng được chia thành 4 cấp độ, từ nặng đến nhẹ:
- Trĩ nội độ 1: Các búi trĩ nằm bên trong hậu môn, không sa ra ngoài hậu môn, chảy máu khi đi đại tiện.
- Trĩ nội độ 2: Các búi trĩ xa ra bên ngoài hậu môn khi đi đại tiện rồi tự co lại, có hoặc không chảy máu.
- Trĩ nội độ 3: Các búi trĩ xà ra ngoài hậu môn thường xuyên, phải dùng tay đẩy vào.
- Trĩ nội độ 4: Các búi trĩ xà hẳn ra ngoài hậu môn, có dùng tay cũng không đẩy vào bên trong được nữa. Trĩ nội độ 4 bao gồm các huyết khối (cục chứa máu đông) hoặc kéo nhiều lớp niêm mạc trực tràng qua hậu môn.
Bệnh trĩ ngoại
Búi trĩ ngoại nằm ngoài dưới da xung quanh hậu môn, thấp hơn trĩ nội và có thể nhìn thấy từ bên ngoài. Các triệu chứng của trĩ ngoại về cơ bản giống như các triệu chứng của bệnh trĩ nội. Tuy nhiên, chúng nằm ở bên ngoài khu vực trực tràng, nơi lớp da ngoài hậu môn có nhiều dây thần kinh nhạy cảm nên chúng thường gây đau đớn hơn, đặc biệt là khi bệnh nhân ngồi xuống, vận động mạnh hoặc đi cầu.
Do gây đau và khó chịu nên trĩ ngoại thường được điều trị nhiều với thuốc. Bạn hoàn toàn có thể cảm thấy búi trĩ sưng lên, trồi ra ngoài và gây ra các cảm giác như ngứa ngáy, đau rát và chảy máu khi đi cầu.
Trĩ huyết khối
Tình trạng xuất hiện cục máu đông trong búi trĩ bị trầy xước, có màu tím hoặc xanh dương, trông rất đáng sợ, bệnh nhân cực kỳ đau đớn. Về cơ bản, trĩ huyết khối là biến chứng của bệnh trĩ, trong đó búi trĩ bên ngoài đã phát triển và hình thành cục máu đông. Cục máu đông có thể xảy ra ở cả trĩ nội và trĩ ngoại. Tuy nhiên, trĩ ngoại có nhiều khả năng bị huyết khối hơn.
Các triệu chứng của trĩ huyết khối bao gồm:
- Đau dữ dội, đặc biệt là khi va chạm vào búi trĩ.
- Hậu môn sưng và đỏ.
- Màu hơi xanh quanh khu vực bị trĩ.
Mặc dù huyết khối của búi trĩ ngoại thường không nghiêm trọng nhưng nó cực kỳ đau đớn, và có thể tự vỡ ra sau một vài tuần do tác động của phân cứng. Nếu bệnh nhân không chịu đựng nổi, có thể đến bác sĩ để loại bỏ cục máu đông. Trĩ huyết khối cần được điều trị nhanh chóng để ngăn ngừa các biến chứng do thiếu máu gây ra.
Tác hại gây ra do Trĩ
Bệnh trĩ có thể điều trị mà không gây ra biến chứng, đặc biệt là khi bệnh nhân được bác sĩ can thiệp sớm.
Trong một số trường hợp, các biến chứng sau của bệnh trĩ có thể phát sinh:
- Tắc nghẽn búi trĩ: Nếu máu cung cấp cho búi trĩ bị cắt, sẽ dẫn đến tắc nghẽn, bệnh nhân đau đớn dữ dội.
- Thiếu máu: Chảy máu kéo dài có thể dẫn đến thiếu máu. Bệnh nhân khó thở, mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt… do nguồn cung cấp oxy đến các tế bào của cơ thể thấp đi.
- Cục máu đông: Máu đông lại ở hậu môn, có thể gây đau, khu vực này sưng lên và bị viêm.
- Nhiễm trùng: Vi khuẩn hậu môn có thể thông qua các niêm mạc da bị xây xước (đang chảy máu) và gây nhiễm trùng mô. Nhiễm trùng nếu không được xử lý sớm sẽ gây ra biến chứng nghiêm trọng như apxe, rò hậu môn.
Khi nào bạn cần đi khám bác sĩ?
Bạn cần sớm đi khám bệnh trĩ ngay nếu có những biểu hiện mà bệnh gây đau và làm gián đoạn cuộc sống sinh hoạt bình thường:
- Sờ thấy cục thịt bên ngoài khi lau rửa hậu môn
- Cảm thấy ngứa ngáy xung quanh hậu môn
- Thấy máu trong bồn cầu hoặc trên giấy vệ sinh
- Cảm giác búi trĩ nhô ra từ hậu môn khi đại tiện
- Cảm giác đau đớn, khó chịu sau mỗi lần đi đại tiện
- Các triệu chứng bệnh trĩ (như chảy máu trực tràng) rất giống với ung thư đại trực tràng và hậu môn nên bạn không thể chủ quan, coi thường.
Trong trường hợp bệnh nhân chảy nhiều máu, chóng mặt và ngất xỉu, cần tìm kiếm sự chăm sóc ngay lập tức. Việc điều trị sớm sẽ tốt hơn cho bạn, vì thế điều trị ngay khi có những dấu hiệu sớm để tránh gây biến chứng ảnh hưởng đến chất lượng sống.
Chẩn đoán sớm bệnh trĩ và đưa ra liệu trình điều trị sớm
Hãy miêu tả chi tiết những biểu hiện bất thường mà bạn gặp phải qua đó các bác sĩ có thể dễ dàng tiến hành các xét nghiệm để kiểm tra vùng hậu môn một cách cụ thể:
- Quan sát hậu môn trực tràng: Bác sĩ sẽ kiểm tra, xem xét xem có sự xuất hiện của các búi trĩ ngoại hay không.
- Thăm khám bằng tay: Đeo găng tay bôi trơn đưa vào hậu môn hoặc trực tràng để cảm nhận xem có dị vật lạ bên trong hay không.
- Nội soi hậu môn: Nội soi hậu môn là cách quan sát xem búi trĩ có hiện diện hay không một cách chính xác, loại trừ các nguyên nhân khác gây nên triệu chứng tương tự như vết nứt hậu môn, lỗ rò, bệnh viêm da quanh hậu môn, nhiễm trùng và khối u hậu môn… Ngoài ra, nếu bệnh nhân thấy máu trong phần thì có thể tiến hành kiểm tra nội soi ruột.
Điều trị bệnh trĩ một cách hiệu quả
Việc điều trị bệnh trĩ rất quan trọng vì các búi trĩ có xu hướng nặng ra theo thời gian. Việc điều trị bệnh trĩ có thể kết hợp cả thuốc và phẫu thuật.
Bệnh trĩ ở mức độ nhẹ, một số biện pháp có thể giúp giảm nhẹ các triệu chứng trĩ mà không cần điều trị. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp việc điều trị có thể cần dùng thuốc hoặc thậm chí là phẫu thuật.
Điều trị bệnh trĩ tại phòng khám
Nếu bệnh đã phát triển được một giai đoạn, hoặc chuyển nặng, bạn có thể cần được điều trị bằng các ca tiểu phẫu. Các thủ thuật điều trị bệnh trĩ phù hợp với bệnh trĩ độ 1, độ 2 và một số trường hợp bệnh trĩ độ 3.
- Hồng quang điện: Dưới tác dụng nhiệt của tia hồng ngoại, tạo nên sẹo ở chân các búi trĩ, làm giảm lưu lượng máu đến búi trĩ ở vùng hậu môn, cố định búi trĩ vào ống hậu môn. Một số biến chứng của phương pháp này là có thể gây nứt kẽ hậu môn sau khi điều trị.
- Thắt vòng cao su: Cao su bao quanh phần đáy của búi trĩ, ngăn chặn lưu lượng máu lưu thông đến búi trĩ khiến búi trĩ chết dần. Biến chứng thường gặp của thắt vòng cao su là đau. Tuy nhiên, chảy máu một hoặc hai tuần sau khi thắt hoặc nhiễm khuẩn trong các mô xung quanh trĩ có thể xảy ra.
- Chích xơ: Thuốc được chích vào các búi trĩ để khiến chúng xơ hóa và chết dần.
- Phẫu thuật cắt trĩ: Theo ước tính, có hơn 90% bệnh nhân mắc trĩ không cần phẫu thuật nếu trĩ được điều trị sớm. Phẫu thuật cắt trĩ được dành riêng cho bệnh nhân bị bệnh trĩ độ 3 và bệnh trĩ độ 4.
Những sai lầm khi điều trị bệnh trĩ
Việc điều trị bệnh trĩ không quá khó khăn nếu được phát hiện sớm và người bệnh cần phải kiên trì thực hiện. Tuy nhiên có nhiều trường hợp không biết cách điều trị hay điều trị không đúng dẫn đến tình trạng bệnh không những không thuyên giảm mà còn trở nên trầm trọng hơn, tìm hiểu một số sai lầm thường gặp trong việc điều trị bệnh trĩ bạn nên quan tâm:
- Bệnh trĩ có ít người mắc: Thực tế cho thấy bệnh trĩ rất phổ biến và rộng rãi và đang có dấu hiệu gia tăng.
- Chỉ người già mới bị mắc bệnh này: Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi không loại trừ một ai, vì thế bạn cần cảnh giác.
- Ăn thực phẩm cay: Thức ăn quyết định một phần đến bệnh trĩ, tuy nhiên ăn ớt không quyết định nguy cơ bệnh trĩ.
- Tránh tập thể dục khi bị trĩ: Sai lầm hoàn toàn! Bạn cần vận động cơ thể thường xuyên để tránh nguy cơ bị trĩ cũng như điều trị bệnh trĩ tích cực hơn.
- Bị trĩ cần phẫu thuật: Tùy mức độ mà việc phẫu thuật bệnh trĩ sẽ được đặt ra do bác sĩ quyết định.
- Bệnh trĩ có thể tự khỏi: Bệnh trĩ không tự khỏi nếu không được điều trị phù hợp và dứt điểm.
Cần lưu ý: Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên từ các bác sĩ chuyên khoa, hãy luôn tham khảo ý kiến cụ thể từ bác sĩ để có phương pháp điều trị bệnh hiệu quả .
Phòng bệnh hơn chữa bệnh
Bạn cần biết rằng, trĩ là bệnh hậu môn trực tràng mà nguyên nhân một phần gây ra là do chế độ sinh hoạt cũng như ăn uống không hợp lý. Chính vì lẽ đó, hãy nắm rõ để có hướng phòng tránh hiệu quả, đừng để bị nặng rồi mới nghĩ tới điều trị
- Dinh dưỡng: Ăn nhiều chất xơ như trái cây và rau quả, ngũ cốc nguyên hạt để giữ cho phân mềm, giảm táo bón. Uống nhiều nước (khoảng 6 đến 8 ly mỗi ngày) cũng giúp giữ cho phân mềm thường xuyên, giảm táo bón và tình trạng căng thẳng khi đi cầu.
- Không căng thẳng: Không căng thẳng, đặc biệt là đi vệ sinh, giúp tăng áp lực trong tĩnh mạch ở trực tràng dưới.
- Đi vệ sinh khi cần thiết: Phân để lâu trong ống hậu môn sẽ bị hấp thụ hết nước, trở nên khô cứng. Do đó, bạn nên đi vệ sinh ngay khi có nhu cầu.
- Hoạt động thường xuyên: Đứng hoặc ngồi yên trong thời gian dài gây áp lực lên thành tĩnh mạch, hoạt động thể chất giúp phân di chuyển qua ruột, khiến ruột cử động thường xuyên hơn.
- Duy trì cân nặng: Thừa cân làm gia tăng đáng kể nguy cơ bị trĩ.
Nếu bạn chẳng may bị bệnh trĩ ghé thăm, đừng quá lo lắng. Dù là bệnh trĩ nội hay là trĩ ngoại, chúng đều có thể điều trị mà không gây ra các triệu chứng nào nữa. Điều cần thiết là bạn nên chủ động tới gặp bác sĩ sớm hất nếu nghi ngờ và có những dấu hiệu của bệnh, các bác sĩ có thể đưa ra chẩn đoán và có liệu trình điều trị tốt cho bạn.
Liên kết liên quan
- https://phongkhamphukhoathaiha.webflow.io/posts/dia-chi-phong-kham-chua-benh-tri-ha-noi
- https://phongkhamthaiha.salekit.com/blog/phong-kham-benh-tri-tai-ha-noi.html
- https://chaobacsi.salekit.com/top-9-dia-chi-phong-kham-chua-benh-tri-o-dau-tot-nhat-ha-noi.html
- http://www.quan8.hochiminhcity.gov.vn/Lists/YkienPhanHoi/Attachments/12318/phong-kham-tri-ha-noi.htm
- https://kcn.binhduong.gov.vn/hethongvanban/Lists/HoiDapCongDan/Attachments/5054/497benh-tri-co-nguy-hiem-khongn.htm?phong-kham-tri-ha-noi.html
- https://www.homo.gov.co/capacitacion/app/upload/users/8/8087/my_files/
Cập nhật lần cuối: 14-11-2022 16:31:48
Bệnh trĩ, nguyên nhân, triệu chứng...
https://www.medicalnewstoday.com/articles/73938.php
Bệnh trĩ, các dạng bệnh trĩ
https://www.onhealth.com/content/1/hemorrhoid_treatment