Đi ngoài ra máu là dấu hiệu bệnh gì? Chữa trị thế nào

Lượt xem: 3478

Bỗng một ngày bạn đi ngoài ra máu và không biết mình đang gặp phải vấn đề gì, những câu hỏi luôn đặt ra trong đầu bạn nhưng không có lời giải đáp. Có nhiều người cho rằng đó chỉ là hiện tượng nóng trong gây chảy máu và dùng những thực phẩm có tính mát để điều trị. Vậy thực hư đi cầu ra máu có phải do nóng trong hay là dấu hiệu của một căn bệnh tiềm ẩn nào đó mà ta không thể thấy được? Nội dung bài viết sau đây sẽ là lời giải đáp cho bạn!

Đi ngoài ra máu tươi là bị làm sao?

Đi ngoài ra máu tươi - Ai trong cuộc đời cũng từng bị ít một lần rơi vào tình cảnh này và khiến chúng ta lo lắng không biết chuyện gì đang xảy ra bên trong cơ thể. Theo các chuyên gia khi bạn gặp phải tình trạng đi ngoài ra máu thì việc đầu tiên đừng quá lo lắng hay tự ý điều trị tại nhà khi không biết rõ nguyên nhân, cùng với đó bạn nên đi khám nếu tình trạng đó vẫn tiếp diễn trong những lần đi ngoài tiếp theo.

Theo nghiên cứu của các chuyên gia thì việc dẫn đến đi cầu ra máu xuất phát từ nhiều nguyên nhân và cũng được chia làm 2 loại :

  • Sinh lý: Dấu hiệu ra máu khi đi cầu có thể xuất hiện một vài lần và tự khỏi do nóng trong.
  • Bệnh lý: Xuất hiện nhiều lần nhưng không có dấu hiệu thuyên giảm nếu không được điều trị kịp thời, đồng thời có các triệu chứng khác đi kèm.

Đối tượng nào cũng có thể mắc phải trường hợp này và tùy từng điều kiện, độ tuổi mà nguyên nhân cũng khác nhau.

Nguyên nhân đi ngoài ra máu

Ra máu khi đi ngoài là dấu hiệu chắc chắn bạn đang gặp phải vấn đề nào đó, máu có thể máu đỏ sẫm, tươi hay nâu đen, một số nguyên nhân cụ thể là:

Bệnh trĩ

Do các tĩnh mạch hậu môn bị dồn nén, áp lực dồn xuống hậu môn hình thành nên các búi trĩ và khi đi cầu phân bị cọ xát sẽ gây tổn thương và làm chảy máu, lượng máu ban đầu thường rất ít, khó nhận biết nhưng nếu để ý bạn sẽ thấy máu dính trên phân hay giấy vệ sinh. Bệnh trĩ không loại trừ lứa tuổi nào đặc biệt ở những người có thói quen sinh hoạt không điều độ như đứng lâu ngồi nhiều, khuân vác bê đồ nặng thường xuyên hay có chế độ ăn uống không khoa học như ăn ít chất xơ, ăn nhiều đồ cay nóng, dầu mỡ,...

Nứt kẽ hậu môn

Nứt kẽ hậu môn là vết rách hậu môn gặp ở rất nhiều người đặc biệt là trẻ nhỏ, những vết nứt trên niêm mạc hậu môn gây ngứa ngáy, đau rát khi đi đại tiện và đặc biệt làm chảy máu khi bị dồn nén hay dùng tay gãi. Nứt kẽ hậu môn để lâu và không vệ sinh sạch sẽ thường xuyên sẽ rất dễ bị viêm nhiễm, vết nứt có thể rách to hơn và mưng mủ.

Để vết nứt nhanh lành hơn thì bạn nên để ý đến chế độ ăn sao cho phù hợp như uống nước đầy đủ, ăn nhiều chất xơ,...

Polyp hậu môn (trực tràng)

Polyp hậu môn là do hình thành các khối u có hình tròn hoặc hình elip trong trực tràng có thể biến chứng thành ung thư trực tràng nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời.

Là căn bệnh phổ biến ở hậu môn gây ra khó chịu cho người mắc phải. Đối tượng mắc phải khá phổ biến, có khoảng 25% người mắc phải polyp hậu môn trên 50 tuổi, những nghiên cứu cho thấy bệnh đang có xu hướng trẻ hóa.

Táo bón

Táo bón mãn tính kéo dài là tình trạng phân rắn gây tổn thương ống hậu môn trong thời gian dài mà vùng da niêm mạc rất nhạy cảm nên gây nên chảy máu khi đi ngoài.

Viêm đường ruột

Bệnh viêm đường ruột hay còn gọi với thuật ngữ IBD bao gồm bệnh Crohn và viêm loét đại tràng. Cả hai đều dẫn đến những triệu chứng như tiêu chảy, mệt mỏi, đau, giảm cân bất ngờ,....và xuất hiện tình trạng chảy máu khi ruột già bị tổn thương, ảnh hưởng.

Viêm dạ dày

Là căn bệnh rất nhiều người mắc phải với lối sống hiện tại của nhiều bạn trẻ thì tỉ lệ càng gia tăng mạnh. Bạn sẽ thấy xuất hiện triệu chứng như đi ngoài phân lỏng hoặc có dạng nhầy và ra máu cùng biểu hiện khác của cơ thể như buồn nôn, nôn mửa, đau bụng, cơ thể bị thiếu nước, người sốt, đau đầu. Nguyên nhân bị viêm dạ dày là do nhiễm trùng đường ruột và có thể do virus, vi khuẩn hoặc ngộ độc thực phẩm gây nên.

Loét dạ dày

Chủ yếu do nhiễm khuẩn Helicobacter pylori, loét dạ dày là một vết loét có thể hình thành trên niêm mạc dạ dày hoặc tá tràng, phần đầu tiên của ruột non. Bệnh gặp ở nhiều đối tượng đặc biệt ở những người lớn tuổi với các triệu chứng cụ thể như: đầy hơi, trướng bụng, ợ chua, đau bụng âm ỉ vùng giữa rốn, chán ăn, sụt cân, cảm thấy khó chịu ở dạ dày.

Ngoài ra một số nguyên nhân gây tình trạng đi ngoài ra máu là: bị apxe hậu môn, lỗ rò hậu môn, xuất huyết đường tiêu hóa...Bạn có thể gặp phải những biểu hiện khác với những triệu chứng của những bệnh nêu trên vì thế việc xác định nguyên nhân là rất cần thiết, hãy đến bác sĩ ngay nếu bạn không xác định được dấu hiệu của cơ thể nhé!

Đi ngoài ra máu có nguy hiểm không?

Thực tế cho thấy những người mắc phải tình trạng đi ngoài ra máu không khỏi lo lắng, hoảng hốt khi gặp phải tình trạng này. Có thể thấy có nhiều nguyên nhân gây tình trạng đi ngoài ra máu, có thể chỉ là dấu hiệu bình thường nhưng cũng có thể là bệnh lý nguy hiểm đến tính mạng như ung thư trực tràng,...Vì thế bạn không nên lơ là bỏ lỡ cơ hội điều trị sớm nhé!

Phòng tránh đi ngoài ra máu

Việc phòng tránh đi ngoài ra máu không hề khó bạn chỉ cần chú ý đến chế độ ăn uống, sinh hoạt sao cho hợp lý, cụ thể là:

  • Chế độ ăn uống là yếu tố rất quan trọng và ảnh hưởng không hề nhỏ đến sức khỏe của bạn. Để có một chế độ ăn uống dinh dưỡng, hợp lý bạn cần ăn uống đầy đủ chất, cung cấp nhiều chất xơ, hạn chế những đồ ăn cay nóng, đồ ăn nhiều dầu mỡ, khó tiêu hóa vì rất dễ gây kích ứng cho đường tiêu hóa của bạn.
  • Uống đủ nước mỗi ngày là điều rất cần thiết vừa giúp cơ thể giải độc mà khiến hoạt động tiêu hóa trở nên dễ dàng, thuận lợi hơn.
  • Hoạt động thường xuyên: Tập luyện thể thao thường xuyên không chỉ giúp bạn tăng cường sức đề kháng mà còn giúp các hoạt động bên trong cơ thể diễn ra tích cực hơn.
  • Công việc cũng ảnh hưởng đến nhịp độ sinh học của bạn vì thế bạn tránh ngồi lâu, đứng lâu hay bê vác đồ vật nặng trong thời gian dài sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh hậu môn như: bệnh trĩ, apxe hậu môn,....
  • Thói quen đại tiện cần được cải thiện: Bạn nên tạo thói quen đại tiện vào một khung giờ định trong ngày, tránh thói quen xấu như ngồi lâu trong nhà vệ sinh, cố rặn, mang sách báo, điện thoại vào nhà vệ sinh.
  • Vệ sinh sạch sẽ: Việc vệ sinh cũng rất cần thiết, bạn nên vệ sinh hậu môn hàng ngày và sau khi đi đại tiện bằng nước ấm hay dung dịch có chiết xuất từ thiên nhiên.

Ăn gì để hết đi ngoài ra máu?

Đi ngoài ra máu có thể là một số bệnh hậu môn thường gặp như bệnh trĩ, apxe hậu môn,...phổ biến là táo bón, vì vậy bên cạnh việc điều trị thì bạn nên để ý đến chế độ ăn uống, sinh hoạt sao cho hợp lý, sau đây là một số thực phẩm bạn nên cung cấp khi đi ngoài ra máu:

  • Cần bổ sung thực phẩm chứa nhiều chất xơ có trong rau củ quả tươi như: rau mồng tơi, rau dền, khoai lang, đu đủ,...
  • Thực phẩm cung cấp vitamin C vừa giúp tăng cường sức đề kháng, chống lão hóa, giúp cầm máu hiệu quả vì thế việc bổ sung vitamin C từ thiên nhiên là rất cần thiết, một số loại thực phẩm có chứa vitamin C bạn cần lưu ý: cam, quýt, lê, bưởi,...
  • Những thực phẩm giàu rutin được coi là chất tăng cường sức bền tĩnh mạch và được khuyên dùng trong các trường hợp bị chảy máu, tổn thương niêm mạc, mạch máu bị suy yếu,... Một số thực phẩm cụ thể là: lúa mạch, cam, bưởi, rau má, rau diếp cá,...đặc biệt nguồn rutin dồi dào có trong nụ hoa hòe.
  • Thực phẩm chứa magie: magie giúp hoạt động tiêu hóa diễn ra tại trực tràng diễn ra trơn tru hơn, các loại rau xanh thường có lượng magie cao như rau dền, rau súp lơ, bí đỏ,... Ngoài ra một số chế phẩm khác cũng có chứa magie tương đối bạn cần cung cấp trong bữa ăn hàng ngày như: sữa, thịt, hải sản,...
  • Ngoài ra một số thực phẩm tự nhiên có tính nhuận tràng cao cũng được các chuyên gia khuyên dùng như: khoai lang, chuối tiêu, ngũ cốc nguyên hạt, sữa chua,...
  • Việc cung cấp đủ nước uống cho cơ thể cũng rất quan trọng, vì thế bạn nên uống 2 - 2,5 lít/ngày, bạn có thể dùng nước ép hoa quả hay nước ép từ rau diếp cá để uống thay thế nước uống hàng ngày.

Bên cạnh những thực phẩm bạn cần bổ sung trong bữa ăn hàng ngày thì các chuyên gia cũng khuyên bạn nên hạn chế những thực phẩm sau: tránh ăn đồ cay nóng, đồ ăn nhiều dầu mỡ, khó tiêu hóa, thức uống có chứa chất kích thích có trong cà phê, rượu bia,...

Khi nào cần đến bác sĩ?

Khi bạn áp dụng những liệu pháp điều trị tại nhà mà không có dấu hiệu thuyên giảm hay bạn thấy cơ thể kèm những biểu hiện sau đây thì cần đến ngay bác sĩ:

  • Đi ngoài ra nhiều máu;
  • Cơ thể mệt mỏi, sút cân;
  • Tình trạng dai dẳng không thuyên giảm;
  • Các triệu chứng khác như: đau bụng, ngứa hậu môn, đau rát hậu môn,...

Ra máu khi đi đại tiện có thể chỉ là bệnh lý thông thường như bệnh trĩ hay polyp hậu môn và nó cũng không quá nguy hiểm và hoàn toàn có thể điều trị được xông nó cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư trực tràng gây ra, vì thế không nên làm ngơ với những biểu hiện của cơ thể.

Chẩn đoán sớm bệnh lý có thể gặp phải

Đa phần các trường hợp mắc phải tình trạng đi ngoài ra máu đều khá ngại ngùng khi đến gặp bác sĩ thăm khám. Tuy nhiên không vì ngại mà bạn bỏ lỡ cơ hội điều trị sớm, vì thế bạn nên sẵn sàng chuẩn bị tâm lý khi đến gặp bác sĩ với những biểu hiện của bạn thân, đừng ngần ngại hãy chia sẻ những thông tin về bản thân cho bác sĩ:

  • Thời gian bị đi ngoài ra máu lâu chưa và tình trạng có diễn ra liên tục trong những lần đi cầu tiếp theo không?
  • Lượng máu bạn nhìn thấy trên phân, giấy vệ sinh hay bồn cầu và có nhiều không?
  • Máu có màu sắc như thế nào? (đỏ tươi, đỏ thẫm hay nâu đen vón cục)
  • Bạn có thường xuyên đi đại tiện không?
  • Các triệu chứng khác đi kèm?
  • Bạn có tiền sử về bệnh hậu môn - trực tràng không?
 

Điều trị đại tiện ra máu như thế nào?

Theo những thông tin chia sẻ ở trên thì đi ngoài ra máu do nhiều nguyên nhân gây lên và tùy từng trường hợp sẽ có cách điều trị phù hợp. Đối với tình trạng đại tiện ra máu do nóng trong, bạn có thể áp dụng những phương pháp dân gian tại nhà hoặc đơn giản là thay đổi thói quen sinh hoạt khoa học, hợp lý như trên. Còn đối với tình trạng đi ngoài ra máu do bệnh lý thì cần khám để có nguyên nhân cụ thể và đưa ra phương hướng điều trị phù hợp.

Điều trị đi ngoài ra máu nguyên nhân do bệnh trĩ

Với trường hợp bệnh nhân bị trĩ độ 3 trở nên, búi trĩ to gây tắc nghẽn cấp tính, gây đau đớn và chảy máu nhiều sẽ được bác sĩ chỉ định phẫu thuật. Hiện nay có nhiều phương pháp phẫu thuật bệnh trĩ với ưu khuyết điểm khác nhau, bạn có thể tham khảo và lựa chọn phương pháp phù hợp cho mình:

Cắt trĩ bằng phương pháp Longo

Phương pháp này hoạt động cắt và khâu đồng thời búi trĩ cùng lúc. Sau khi kéo búi trĩ về hình dạng ban đầu sẽ tiến hành cắt và khâu mạch máu của búi trĩ làm co và teo búi trĩ lại.

Cắt trĩ bằng laser

Cắt trĩ bằng phương pháp laser nhằm khuếch đại bức xạ kích thích, sau đó sử dụng ánh sáng chiếu trực tiếp hoặc gián tiếp lên búi trĩ nhằm cắt bỏ hoặc phá hủy mô búi trĩ. Loại tia laser được lựa chọn để cắt trĩ tùy thuộc vào loại trĩ, kích thước búi trĩ và khả năng tài chính của bệnh nhân.

Cắt trĩ bằng phương pháp PPH

Quy trình thực hiện của phương pháp PPH là mở lỗ hậu môn và dùng máy kẹp để cắt đi lớp niêm mạc bị sa xuống và khâu lại, tạo hình cho hậu môn.

Cắt trĩ bằng phương pháp HCPT

Phương pháp HCPT là một kỹ thuật tiên tiến, hiện đại hiện nay. Ở phương pháp này không sử dụng dao kéo cắt truyền thống. Thay vào đó là kỹ thuật xâm lấn tối thiểu để loại bỏ các búi trĩ. Đối với phương pháp này yêu cầu bác sĩ thực hiện phải có tay nghề cao. Vì vậy khi chọn lựa phương pháp phẫu thuật để cắt trĩ thì bạn nên chọn những cơ sở uy tín, chất lượng.

Chữa đi ngoài ra máu do nứt kẽ hậu môn

Có 3 phương pháp chữa nứt kẽ hậu môn bằng phẫu thuật:

Cắt cơ vòng hậu môn

Tại vết nứt bác sĩ sẽ rạch một đường nhằm mở rộng hậu môn. Phương pháp này sẽ khiến bệnh nhân đau đơn cục bộ khi thuốc gây tê hết tác dụng và nguy cơ nhiễm trùng ở phương pháp này cũng khá cao.

Nong hậu môn

Ở phương pháp này áp dụng cho những trường hợp có hậu môn chít hẹp, nhỏ, khó khăn trong quá trình đại tiện và nứt kẽ hậu môn. Cũng như phương pháp cắt cơ vòng, phương pháp này gây đau đớn cho người bệnh và khả năng tái phát cao.

Phương pháp xâm lấn tối thiểu HCPT

HCPT là phương pháp được đánh giá cao và được áp dụng nhiều trong điều trị bệnh về hậu môn - trực tràng.

HCPT tối ưu các khuyết điểm của các phương pháp truyền thống như hạn chế các biến chứng và khả năng tái phát là rất thấp, ít đau đớn và chảy máu,...

Điều trị đại tiện ra máu do polyp hậu môn

Với các khối polyp có kích thước lớn hơn 2cm sẽ can thiệp ngoại khoa:

Nội soi

Với khối polyp còn nhỏ thì có thể thực hiện cắt qua ống nội soi hậu môn trực tràng.

Làm khô

Phương pháp này gây rối loạn các chức năng của các khối polyp, từ đó khiến các tổ chức mô xơ hóa và làm rụng các khối polyp.

Tia laze

Dùng các tia laze, tia hồng ngoại để cắt polyp.

Đông lạnh

Dùng nitơ hóa lỏng ở nhiệt độ thấp để thực hiện làm đông lạnh các khối polyp khiến chúng hoại tử và tự tách khỏi trực tràng.

Tình trạng đi ngoài ra máu có thể do yếu tố nóng trong và bạn có thể thay đổi thói quen ăn uống sao cho khoa học, hợp lý thì tình trạng sẽ thuyên giảm. Ngược lại với trường hợp bị đại tiện ra máu do bệnh lý thì việc khám chữa là điều rất cần thiết. Có nhiều trường hợp không biết rõ được nguyên nhân gây bệnh thì việc đi khám để xác định nguyên nhân sẽ là phương án tốt và tuyệt đối bệnh nhân không nên tùy tiện mua thuốc về tự điều trị khi không có sự hướng dẫn của bác sĩ.

Tình trạng đi ngoài ra máu tươi nếu thấy các dấu hiệu bất thường của cơ thể mà bạn không thể kiểm soát được, hãy đến bác sĩ ngay để tìm hiểu nguyên nhân cũng như có cách điều trị nhanh chóng. Tùy thuộc và các triệu chứng bạn đưa ra bác sĩ sẽ chỉ định cụ thể cho bạn làm những xét nghiệm thăm khám như: siêu âm ổ bụng, nội soi thực quản, nội soi trực tràng,...

Cập nhật lần cuối: 16-10-2022 15:19:03