Trĩ ngoại: Triệu chứng, nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị

Lượt xem: 3991

Trĩ ngoại là một dạng của bệnh trĩ, bệnh có các dấu hiệu riêng cụ thể, bệnh thường có búi trĩ nằm ở ngoài hậu môn. Bệnh không chỉ gây khó chịu, đau đớn ảnh hưởng trong đến sinh hoạt của bệnh nhân mà nó còn gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm như sa búi trĩ, hoại tử búi trĩ, viêm nhiễm nếu không được chữa trị kịp thời.

Khái niệm về bệnh trĩ ngoại

Trĩ ngoại là hiện tượng các đám rối tĩnh mạch ở vùng hậu môn phía dưới đường lược bị căng giãn, phình to quá mức hình thành nên. Bệnh gây cảm giác đau rát, ngứa ngáy do máu bị ứ đọng lại bên trong búi trĩ và tạo thành những cục máu đông.

Búi trĩ ngoại thường dễ nhận biết bằng mắt thường bởi thường nằm bên ngoài hậu môn, có chứa dây thần kinh cảm giác và được bao phủ bởi một lớp da.

Bệnh chủ yếu gặp ở những người có lối sống không khoa học như ăn ít rau, ăn nhiều thịt, sử dụng bia rượu, lười vận động, đại tiện không đúng cách, đứng hoặc ngồi lâu…

Nếu như không phát hiện và chữa trị kịp thời, bệnh trĩ ngoại không chỉ gây ra nhiều bất tiện, khó chịu trong sinh hoạt mà còn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe của người bệnh.

Nhận biết biểu hiện bệnh trĩ ngoại

Biểu hiện của bệnh trĩ ngoại

Khi bị trĩ ngoại, bệnh nhân sẽ nhận thấy các triệu chứng đặc trưng sau:

  • Hậu môn sưng tấy. Bên trong búi trĩ ngoại có chứa dây thần kinh cảm giác nên gây cảm giác đau nhức, khó chịu, vướng víu, lộm cộm. Khi búi trĩ ngoại phát triển với kích thước lớn gây ra nhiều bất tiện đối với người bệnh.
  • Ban đầu, hậu môn xuất hiện búi trĩ nhỏ, mềm có kích thước bằng hạt đỗ lòi ra sau khi đi vệ sinh, có thể thụt vào hoặc dùng tay đẩy được vào. Về sau, búi trĩ không thể tự thụt vào mà phải dùng tay nhét vào bên trong.
  • Đi đại tiện ra máu, máu ra với số lượng nhỏ chỉ dính ở phân hoặc giấy vệ sinh. Càng về sau, máu chảy càng nhiều, có thể chảy thành tia hoặc giọt.
  • Trong trạng thái bình thường, hậu môn tiết dịch khiến khu vực này luôn trong tình trạng ẩm ướt, ngứa ngáy khó chịu, dễ bị lượng lớn vi khuẩn tấn công gây viêm nhiễm.
  • Bệnh trĩ ngoại khi ở giai đoạn nặng, các nếp gấp ở hậu môn sưng phồng, đau và đỏ. Khi bị viêm nhiễm, hậu môn xuất hiện lở loét, có dịch mủ chảy ra…

Nguyên nhân gây bệnh trĩ ngoại

Nhiều người vội vàng đi khám chữa mà không hề biết rằng nguyên nhân do đâu. Theo nghiên cứu, bệnh trĩ ngoại hình thành do nhiều nguyên nhân, cụ thể:

Táo bón kéo dài

Táo bón là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh trĩ ngoại. Táo bón bắt nguồn do nhiều nguyên nhân như ăn uống thiếu khoa học, ngồi hoặc đứng lâu, uống ít nước khiến phân trở nên cứng, khô.

Khi đi đại tiện, do phân cứng nên bệnh nhân cố dùng sức rặn để đẩy phân ra ngoài khiến thành hậu môn bị tổn thương, cửa hậu môn bị kéo giãn quá mức để dồn lực xuống hình thành nên búi trĩ ngoại.

Do thói quen ăn uống

Một số thói quen xấu sau cũng dễ khiến người bệnh bị trĩ ngoại ghé thăm như: ăn nhiều đồ cay nóng, ăn ít rau xanh, trái cây tươi, uống ít nước, sử dụng nhiều bia rượu… khiến hệ tiêu hóa gặp vấn đề, ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa.

Ít vận động

Nhiều người lười tập thể dục, vận động cơ thể mà chỉ thích ngồi hoặc nằm một chỗ khiến máu huyết không lưu thông, thành mạch máu kém đàn hồi hình thành nên  búi trĩ ngoại.

Thói quen đại tiện

Lười đại tiện, ngồi lâu, rặn mạnh hay đọc báo, xem phim, chơi game… khi đi đại tiện khiến vùng hậu môn chịu áp lực, tĩnh mạch co giãn, xuất hiện trĩ ngoại.

Quan hệ tình dục qua đường hậu môn

Một số bộ phận giới trẻ thích quan hệ kiểu mới lạ, quan hệ qua đường hậu môn làm ảnh hưởng đến vùng tĩnh mạch, lâu dần dễ sinh ra búi trĩ ngoại.

Chẩn đoán

Bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh trĩ ngoại bằng cách kiểm tra khu vực trực tràng hoặc tiến hành xét nghiệm máu trong phân, soi đại tràng sigma, soi hậu môn.

Sau khi có kết quả chẩn đoán, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp với từng trường hợp nặng hay nhẹ của bệnh.

Cùng với đó bạn nên đưa ra những biểu hiện khác của cơ thể để việc chẩn đoán trở nên dễ dàng hơn như:

  • Thói quen đứng lâu, ngồi nhiều, ít vận động,...
  • Mắc các bệnh hậu môn trực tràng khác như: apxe hậu môn, nứt kẽ hậu môn, hội chứng ruột kích thích,... đều có khả năng mắc bệnh trĩ.
  • Mắc táo bón. tiêu chảy trong thời gian dài.
  • Phụ nữ mang thai và sau sinh đẻ.
  • Việc chẩn đoán bệnh rất quan trọng bởi qua đó thì việc điều trị sẽ chính xác và hiệu quả hơn. Vì thế khi có những dấu hiệu của bệnh bạn nên đi khám để xác định rõ biểu hiện bệnh, từ đó có hướng khắc phục cho tùy từng loại.

Điều trị bệnh trĩ ngoại như thế nào?

Tùy vào từng mức độ của bệnh mà có các phương pháp điều trị bệnh trĩ ngoại khác nhau. Hiện tại có rất nhiều cách điều trị trĩ ngoại:

Phương pháp nội khoa

Ở trường hợp bệnh trĩ ngoại nhẹ, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh dạng uống, bôi hoặc dạng đặt hậu môn có tác dụng tiêu viêm, giảm đau, giúp làm teo búi trĩ ngoại hiệu quả và làm giảm các triệu chứng của bệnh.

Khi sử dụng thuốc, bệnh nhân cần tuân thủ việc dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Không tự ý mua thuốc ngoài về điều trị khi chưa có chỉ định của bác sĩ để tránh xảy ra những tác dụng phụ không mong muốn.

Thay đổi lối sống

Bệnh nhân cũng có thể chữa bệnh trĩ ngoại bằng cách thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt như sau. Tuy nhiên, cách này chỉ áp dụng cho trường hợp bệnh ở giai đoạn đầu, tức là khi mới có dấu hiệu:

  • Ăn uống hợp lý, ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi, các loại thức ăn nhuận tràng.
  • Uống từ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày. Ngoài nước có thể sử dụng súp, nước trái cây, nước ép từ các loại rau củ quả, trái cây có nguồn gốc tự nhiên,...
  • Hạn chế đồ ăn cay nóng, đồ chiên rán, đồ có nhiều chất béo; các chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá…
  • Vệ sinh khu vực hậu môn sạch sẽ thường xuyên bằng nước ấm hoặc nước muối pha loãng.
  • Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên, giúp máu lưu thông dễ dàng, tăng sức đề kháng cho cơ thể.
  • Tránh đứng, ngồi lâu, vận động hoặc làm các công việc nặng nhọc. Với những trường hợp ngoogi nhiều thì nên đứng nên đi lại hoặc tập những bài tập nhẹ nhàng ngay tại chỗ. Còn đối với nhũng người có công việc nặng thì nên nghỉ ngơi, không nên quá sức.
  • Thói quen đi đại tiện đúng giờ. Không nên rặn mạnh, làm các công việc khác trong thời gian đi đại tiện như xem phim, đọc truyện, chơi game,...

Phương pháp ngoại khoa

Đối với trường hợp trĩ ngoại ở mức độ nặng, có thể sử dụng các phương pháp như chích xơ búi trĩ, phẫu thuật cắt trĩ, thắt dây chun… do bác sĩ chỉ định. Tuy nhiên, các phương pháp này khó tiêu diệt được búi trĩ, khả năng bệnh tái phát cao.

Phương pháp HCPT

Hiện tại, phòng khám đa khoa Thái Hà đang áp dụng phương pháp xâm lấn tối thiểu HCPT trong điều trị trĩ ngoại với tính an toàn, hiệu quả cao. Phương pháp này có thể loại bỏ búi trĩ, không gây đau đớn, không gây ra biến chứng.

Đặc biệt, phương pháp này được thực hiện dưới tay nghề của đội ngũ y bác sĩ giỏi, có nhiều kinh nghiệm cùng hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị, máy móc hiện đại, được trang bị đầy đủ để phục vụ cho quá trình tiểu phẫu búi trĩ ngoại.

Nếu chưa biết điều trị bệnh trĩ ngoại ở đâu, phòng khám đa khoa Thái Hà là một địa chỉ tin cậy, an toàn và uy tín cho bệnh nhân lựa chọn. Hãy đăng ký đặt lịch online để được hưởng ưu đãi hấp dẫn!

Để chữa trị dứt điểm bệnh trĩ ngoại, bệnh nhân cần chủ động đi thăm khám càng sớm càng tốt khi nhận thấy dấu hiệu của bệnh. Sau khi xác định rõ mức độ, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Bệnh nhân cần tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ để việc điều trị có hiệu quả.

Cập nhật lần cuối: 16-03-2024 14:39:41