Top 8 bệnh xã hội thường gặp và nguy hiểm và khó chữa nhất

Lượt xem: 6724

Tổng hợp các bệnh xã hội thường gặp hiện nay

Bệnh giang mai | Bệnh sùi mào gà| Bệnh lậu |Mụn rộp sinh dục | Bệnh Chlamydia

Trước đây, bệnh xã hội là một thuật ngữ trong y khoa dùng để chỉ ra một số căn bệnh nguy hiểm ở nam giới và phụ nữ và có khả năng lây nhiễm cao trong cộng đồng. Con đường lây nhiễm chủ yếu qua đường tình dục không an toàn như các bệnh giang mai, HIV/AIDS, sùi mào gà, bệnh lậu, Chlamydia, viêm niệu đạo không do lậu, bệnh hạ cam. Những loại bệnh này thường rất khó điều trị và ảnh hưởng trự tiếp đến đời sống của người mắc bệnh và toàn xã hội nếu lây lan không được kiểm xoát.

Hiện nay, bệnh xã hội được xếp vào loại nguy hiểm nhất không chỉ cho người bệnh mà cho toàn xã hội bởi tốc độ lây lan nhanh và nguy cơ lây hại của chúng. Bệnh thường lây bằng đường tình dục hoặc bằng những con đường tiếp xúc khác. Vì thế, bất cứ ai cũng đều cảnh giác và bổ sung thật nhiều kiến thức về căn bệnh này. Để tự bảo vệ mình khỏi nguy cơ lây nhiễm.

Trước đây, bệnh xã hội là thuật ngữ y khoa dùng để chỉ những căn bệnh nguy hiểm, có khả năng lây nhiễm cao trong cộng đồng. Con đường lây truyền chủ yếu của bệnh là qua đường tình dục không an toàn như các bệnh HIV/AIDS, bệnh giang mai, bệnh lậu, bệnh sùi mào gà, Chlamydia, bệnh hạ cam, viêm niệu đạo không do lậu,…những loại bệnh này thường rất khó điều trị và ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của người bệnh và toàn xã hội.

Các bệnh xã hội thường gặp

8 Bệnh xã hội thường gặp nguy hiểm nhất hiện nay

1. Bệnh giang mai

Nguyên nhân gây ra bệnh giang mai là do vi khuẩn Treponema pallidum. Con đường lây truyền phổ biến nhất là qua tiếp xúc với người nhiễm bệnh trong khi quan hệ tình dục. Vi khuẩn sẽ xâm nhập vào cơ thể thông qua các vết thương hở, vết trầy xước trên da. Trong một số ít trường hợp, giang mai có thể lây từ mẹ mắc bệnh cho con. Bệnh giang mai không lây lan khi bạn sử dụng chung nhà vệ sinh, bồn tắm, quần áo hoặc các dụng cụ ăn uống với người bệnh.

Triệu chứng bệnh giang mai khi xuất hiện

Triệu chứng bệnh giang mai

Các biểu của bệnh giang mai không phải lúc nào cũng rõ ràng và có thể tự biến mất. Một số người bị giang mai không có triệu chứng. Tuy nhiên, bệnh sẽ chuyển từ giai đoạn nhẹ sang giai đoạn nặng nếu không được chữa trị. Các biểu hiện của bệnh giang mai để bạn nhận biết có thể bao gồm:

Các vết loét nhỏ hoặc không đau, thường xuất hiện trên dương vật, âm đạo hoặc xung quanh hậu môn, nhưng có thể xảy ra ở những nơi khác như miệng.

Phát ban đỏ nổi mẩn thường ảnh hưởng đến lòng bàn tay hoặc lòng bàn chân.

Xuất hiện mụn (tương tự như mụn cóc sinh dục) có thể phát triển trên âm hộ ở phụ nữ hoặc xung quanh hậu môn ở cả nam và nữ.

Các mảng trắng trong miệng.

Mệt mỏi, nhức đầu, đau khớp, nhiệt độ cao (sốt) và các tuyến bị sưng ở cổ, háng hoặc nách.

Nếu không được điều trị trong nhiều năm, bệnh giang mai có thể lây sang não hoặc các bộ phận khác của cơ thể và gây ra các vấn đề nghiêm trọng, lâu dài.

Bài viết liên quan đến bệnh giang mai

bác sĩ lân

Tư vấn nhanh chóng với bác sĩ qua 0366.655.499 + 0366.880.866 (gọi hoặc kb zalo) miễn phí. Đăng ký khám bệnh xã hội chỉ với 260k

2. Bệnh sùi mào gà

Sùi mào gà được xếp vào căn bệnh xã hội có mức nguy hiểm cao. Bệnh khó chữa trị nhưng dễ tái phát vì thế số lượng người mắc sùi mào gà ngày một tăng cao. Sùi mào gà hình thành do virus HPV (thường là HPV type 6 và 11) xâm nhập vào cơ thể sinh sôi phát triển và phá hủy tế bào vật chủ.

Bệnh sùi mào gà ở nam giới

Một số biến chứng nguy hiểm của bệnh sùi mào gà khi không được chữa trị kịp thời như:

Viêm nhiễm các cơ quan bộ phận sinh sản ngoài gây ra đau đớn khó chịu nguy hiểm hơn là dẫn đến vô sinh hiếm muộn, thậm chí là ung thư dương vật (nam giới), ung thư âm đạo, cổ tử cung (nữ giới)

Tăng nguy cơ mắc các bệnh xã hội khác như lậu, giang mai, HIV/AIDS… Theo các chuyên gia cảnh báo người mắc sùi mào gà có khả năng mắc các bệnh xã hội khác cao gấp 5 lần so với người bình thường.

Nếu chữa trị quá muộn thì người bệnh có nguy cơ cao phải sống chung với sùi mào gà và thuốc kháng sinh

Bệnh sùi mào gà có chữa khỏi hẳn được không thì không thể chắc chắn 100%, tuy nhiên nếu không chữa trị thì phần trăm khỏi bệnh là 0 và tỉ lệ sống sót cũng là 0. Người bệnh phát hiện và điều trị bệnh càng sớm thì phần trăm chữa khỏi bệnh càng cao. Có người đã khỏi bệnh, nhưng cũng có người không khỏi được hoàn toàn bởi vì sùi mào gà khỏi hay không phụ thuộc vào một số yếu tố liên quan như : tình trạng bệnh, phương pháp, cơ sở thực hiện, chăm sóc phục hồi.

Bài viết liên quan đến sùi mào gà

Ưu đãi khám bệnh xã hội tổng quát

Ưu đãi khám bệnh xã hội chỉ với 260k và giảm ngay 30% chi phí tiểu phẫu và gọi ngay số 0366.655.499 + 0366.880.866 tư vấn miễn phí

3. Bệnh lậu

Bệnh lậu là một trong những bệnh lây truyền qua đường tình dục (sexual transmitted deseases=STD). Bệnh thường gặp ở người trẻ tuổi, trong giai đoạn hoạt động tình dục. Bệnh lậu biểu hiện chủ yếu ở bộ phận sinh dục như: viêm niệu đạo, viêm cổ tử cung…. Hoặc ở những vị trí như: họng, hậu môn (do quan hệ tình dục bằng đường miệng, đường hậu môn).

Bệnh lậu

Triệu chứng khi mắc bệnh lậu

Tiểu đau, tiểu buốt, đau sau khi giao hợp. Ở nam thường chảy mủ vàng xanh ở niệu đạo kèm phù nề, đỏ miệng sáo. Ở nữ thường viêm cổ tử cung kèm chảy mủ. Thỉnh thoảng gặp trường hợp có phát ban, đau khớp.

Nguyên nhân mắc bệnh lậu: Bệnh lậu do song cầu khuẩn Neisseria gonorrhoeae gây ra. Bệnh lây truyền chủ yếu qua quan hệ tình dục, một số trường hợp trẻ sơ sinh bị lậu do mẹ truyền qua đường âm đạo trong lúc sinh. Vi trùng lậu chỉ sống được trong môi trường nhiệt độ gần giống trong cơ thể. Thời gian ủ bệnh từ 3 – 5 ngày, có thể kéo dài từ 7 - 10 ngày.

Điều trị bệnh lậu: Nguyên tắc là chẩn đoán sớm, điều trị sớm. Điều trị đúng phác đồ. Phải điều trị cả bạn tình. Điều trị kết hợp với Chlamydia trachomatis do tỉ lệ đồng nhiễm rất cao ( 40 – 60%).

Tuân thủ chế độ điều trị: không quan hệ tình dục, không uống rượu bia và chất kích thích

Cách phòng ngừa bệnh lậu:

Quan hệ tình dục an toàn

Chung thuỷ một vợ, một chồng

Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục với người nghi ngờ mắc bệnh lậu.

Phòng lây nhiễm từ mẹ sang con trong quá trình mang thai, chuyển dạ.

Bài viết liên quan đến bệnh lậu

Ưu đãi khám bệnh xã hội tổng quát

Ưu đãi khám bệnh xã hội chỉ với 260k và giảm 30% chi phí tiểu phẫu và gọi ngay số 0366.655.499 + 0366.880.866 tư vấn miễn phí

4. Mụn rộp sinh dục

Cũng giống như những căn bệnh xã hội khác, mụn rộp sinh dục là căn bệnh nguy hiểm có tốc độ lây lan nhanh qua nhiều con đường khác nhau. Tuy nhiên, nhiều người lại cho rằng đây là căn bệnh không mấy nguy hiểm và chẳng có gì đáng lo. Đây là nhận thức vô cùng sai làm của một số bạn đọc. Bệnh còn có tên khác là Herpes sinh dục. Đây là căn bệnh nhiễm khuẩn đường sinh dục do virus HSV gây nên.

Mụn rộp sinh dục

Trong đó, có hai loại HSV gây bệnh mụn rộp sinh dục là HSV1, HSV 2. HSV2 thường xuất hiện ở bộ phận sinh dục của cả nam và nữ như: Âm đạo, âm hộ, tử cung, hậu môn của nữ giới hoặc trên hệ thống đường tiết niệu, bao quy đầu, rãnh quy đầu, dương vật của nam giới… Mụn rộp sinh dục hay còn gọi với cái tên khác là Herpes sinh dục. Đây là bệnh lý nhiễm khuẩn đường sinh dục do virus HSV gây nên. Khi virus xâm nhập vào cơ thể sẽ gây nên nhiều hệ lụy tiêu cực tác động đến sức khỏe của người bệnh.

Nguyên nhân gây bệnh mụn rộp sinh dục? Cũng như nhiều bệnh xã hội khác, bệnh mụn rộp sinh dục chủ yếu lây nhiễm qua những con đường sau đây:

Quan hệ tình dục không an toàn: Đây là con đường lây nhiễm cơ bản nhất và cũng nhanh nhất. Nếu bạn có quan hệ tình dục không an toàn dù chỉ 1 lần với người mắc bệnh mụn rộp sinh dục thì có đến 80-90% bạn có nguy cơ lây bệnh. Do đó, bạn đọc nên tự tập cho mình thói quen sử dụng bao cao su khi quan hệ và quan hệ thủy chung, không lăng nhăng để bảo vệ sức khỏe cũng như hạnh phúc của chính mình.

Lây truyền qua da: Khi niêm mạc da của bạn có vết thương nhưng lại có tiếp xúc với virus HSV thì virus gây bệnh có thể tấn công và gây mụn rộp sinh dục. Đặc biệt là ở những người có sức đề kháng yếu thì virus tấn công và gây bệnh cành nhanh.

Con đường tiếp xúc gián tiếp: Việc sử dụng chung đồ dùng vệ sinh cá nhân có chứa dịch bệnh như: Quần lót, nhà vệ sinh, bồn cầu…với người bệnh sẽ khiến cho bạn có nguy cơ mắc bệnh mụn rộp sinh dục. Mắc dù trường hợp này thường hiếm gặp nhưng bạn đọc cũng nên lưu ý để phòng tránh bệnh một cách tốt nhất.

Lây truyền từ mẹ sang con: Phụ nữ mang thai mắc bệnh mụn rộp sinh dục mà không sớm thăm khám và hỗ trợ điều trị thì có khả năng lây nhiễm bệnh cho thai nhi qua cuống rốn, nước ối hay khi sinh thường đi qua âm đạo,….Do đó, đừng

Triệu chứng mụn rộp sinh dục như thế nào?

Không giống như bệnh giang mai hay sùi mào gà, bệnh có thời gian ủ bệnh khá ngắn chỉ từ 2 – 7 ngày sau khi bệnh nhân nhiễm bệnh. Ở giai đoạn này, bệnh nhân có thể xuất hiện một số các triệu chứng điển hình như:

Bộ phận sinh dục sưng tấy, nóng rát thậm chí là khi đi tiểu tiện ở cả nam và nữ. Riêng với nữ giới thì thường xuất hiện triệu chứng ra máu giữa các chu kỳ kinh nguyệt. Vùng kín xuất hiện những mụn nước nhỏ như hạt tấm, hạt kê. Sau một vài ngày không được phát hiện và hỗ trợ điều trị, mụn nước sẽ phát triển nhanh chóng tụ lại từng đám như chùm nho. Mụn nước bị sang chấn hay va chậm sẽ dễ vỡ, lỏe loét, rỉ dịch, chảy nước màu vàng có thể kèm máu gây mùi hôi khó chịu. Bệnh mụn rộp sinh dục có chu kỳ rất đặc biệt. Bệnh có thể tái phát hàng năm, hoặc hàng tháng. Tuy vậy, đa số người bệnh bị bộc phát không thường xuyên.

Ở giai đoạn bộc phát, người bệnh có thể có các biểu hiện khi bị nhiễm virus tương tự với bệnh cúm như: sốt, nhức đầu, nổi hạch ở bẹn. Ở giai đoạn tái phát, người bệnh bị sốt, nổi hạch bạch huyết, đau nhức đầu, chân tay, đau cơ, khiến cơ thể mệt mỏi, ăn uống kém,…

Ưu đãi khám bệnh xã hội tổng quát

Ưu đãi khám bệnh xã hội chỉ với 260k và giảm ngay 30% chi phí tiểu phẫu và gọi ngay số 0366.655.499 + 0366.880.866 tư vấn miễn phí

Đánh giá chất lượng dịch vụ tại phòng khám Thái Hà

Đội ngũ bác sĩ: 5⭐ Trình độ chuyên môn
Công nghệ điều trị: 5⭐ Công nghệ hiện đại
Cơ sở hạ tầng: 5⭐ Sang trọng, đẳng cấp
Tư vấn online: 5⭐ Chất lượng tư vấn
Mức độ hài lòng: 5⭐ Nam giới giới hài lòng

5. Bệnh Chlamydia

Chlamydia là một trong những bệnh lây nhiễm qua đường tình dục phổ biến nhất. Bệnh có thể xuất hiện cả nam giới hay nữ giới. Bệnh Chlamydia cần được điều trị kịp thời, nếu không có thể gây tổn thương nghiêm trọng và vĩnh viễn tới cơ quan sinh sản của nữ giới, gây khó khăn cho việc mang thai, thậm chí có thể dẫn tới vô sinh. Chlamydia có thể lây lan khi quan hệ tình dục qua hậu môn, âm đạo hoặc bằng miệng với người nhiễm bệnh. Người mẹ mắc Chlamydia có thể lây truyền bệnh sang em bé trong khi sinh.

Bệnh Chlamydia

Dấu hiệu bệnh Chlamydia: Hầu hết người nhiễm Chlamydia đều không có triệu chứng hoặc có triệu chứng không rõ ràng xuất hiện một vài tuần sau khi bạn quan hệ tình dục với bạn tình bị nhiễm bệnh.

Chlamydia ở nữ giới có những triệu chứng:

  • Dịch tiết âm đạo bất thường, có mùi hôi, màu sắc khác lạ.
  • Xuất huyết bất thường ngoài kỳ kinh nguyệt hoặc sau khi quan hệ tình dục.
  • Đau rát khi quan hệ tình dục.
  • Cảm giác nóng rát khi tiểu tiện

Chlamydia ở nam giới có các triệu chứng như:

  • Dịch tiết ra từ dương vật. Cảm giác nóng rát khi tiểu tiện.
  • Đau và sưng ở một trong hai tinh hoàn (mặc dù triệu chứng này ít gặp).
  • Có biểu hiện viêm niệu đạo. Trực tràng có thể chảy máu hoặc tiết dịch.
  • Ngoài biểu hiện xung quang vùng cơ quan sinh dục, Chlamydia có biểu hiện ở một số vị trí khác trên cơ thể như: Sốt, mệt mỏi.
  • Đau từ mức trung bình đến dữ dội vùng thắt lưng, bụng và vùng chậu.
  • Có thể đau họng khi quan hệ tình dục bằng miệng. Viêm kết mạc mắt, đau mắt hột, nặng hơn có thể gây mù lòa.
  • Nhiễm vi khuẩn Chlamydia ở trẻ sơ sinh gây viêm kết mạc, viêm phổi.

Chlamydia có thể được chữa khỏi nếu như được phát hiện sớm và điều trị bằng phương pháp thích hợp. Chlamydia có thể bị nhiễm lại. Vì vậy, cần hết sức chú ý trong phòng tránh bệnh và theo dõi bệnh sau điều trị. Bất kỳ lứa tuổi, đối tượng nào có quan hệ tình dục đều có khả năng lây nhiễm bệnh. Nếu không sớm điều trị, bệnh có khả năng gây ra những biến chứng nghiêm trọng đối với sức khỏe sinh sản như: chửa ngoài dạ con, sinh non, viêm vùng tiểu khung, vô sinh.

6. Bệnh hạ cam

Bệnh do vi khuẩn hình que có tên khoa học là Hemophilus Ducryi gây ra. Triệu chứng của bệnh là những vết loét đau, có mủ ở bên ngoài hoặc bên trong cơ quan sinh dục hoặc ở hậu môn, kèm theo hiện tượng nổi hạch ở bẹn, sau một vài tuần các hạch này sẽ bị vỡ mủ, tạo thành những ổ áp xe hoặc lỗ dò. Bệnh có thể gây viêm hạch và mạch bạch huyết, dẫn đến phù bộ phận sinh dục và phù chân, ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe sinh sản của người bệnh.

 

Nguyên nhân gây bệnh hạ cam mềm - Tác nhân gây ra bệnh: Trực khuẩn gram (-) có tên là Haemophilus ducreyi gây ra. Đường lây truyền:

Bệnh lây truyền qua đường tình dục, trực khuẩn H. Ducreyi tấn công vào mô gây ra các vết loét trên hoặc gần cơ quan sinh dục. Khi quan hệ tình dục các vết loét có thể chảy máu hoặc dịch làm lây nhiễm cho người lành.

Nguy cơ cao nhiễm bệnh hạ cam mềm:

  • Quan hệ tình dục không an toàn với người nhiễm bệnh, quan hệ với nhiều người không có biện pháp phòng ngừa.
  • Người có hệ miễn dịch suy yếu như HIV/AIDS.
  • Điều kiện môi trường sống thấp, giáo dục sức khỏe giới tính kém.

Phòng ngừa bệnh hạ cam mềm - Những biện pháp giúp phòng ngừa tốt bệnh hạ cam mềm:

Thực hiện các phương pháp phòng tránh bệnh truyền nhiễm qua đường tình dục nhằm giảm nguy cơ lây nhiễm bệnh như bao cao su, quan hệ một vợ một chồng, không quan hệ với gái mại dâm,...

  • Giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
  • Hạn chế không dùng chung bồn tắm, nhà tắm công cộng, bể bơi công cộng.
  • Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng sau khi đi vệ sinh.
  • Khi phát hiện ra dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh hạ cam mềm cần điều trị sớm.

7. Bệnh viêm niệu đạo không do lậu

Viêm niệu đạo không do lậu cầu được biết đến là một điển hình của bệnh viêm niệu đạo không phải do vi khuẩn lậu gây ra. Theo các bác sĩ, viêm niệu đạo không do lậu cầu nếu không được điều trị dứt điểm sẽ làm ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch của cơ thể. Đặc biệt, viêm niệu đạo không do lậu cầu có thể gây đau khớp hoặc viêm kết mạc. Đối với nam giới, viêm niệu đạo không do lậu cầu có thể gây bệnh viêm tinh hoàn, viêm mào tinh hoàn hoặc thậm chí là gây vô sinh, hiếm muộn.

Niệu đạo là ống giữa bàng quang và đầu dương vật. Viêm niệu đạo do lậu cầu được gây ra bởi một loại vi trùng (vi khuẩn) được gọi là Neisseriagonorrhoeae. Đây là một loại nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục.

Viêm niệu đạo không do lậu cầu là do các nguyên nhân khác như sử dụng loại kem, xà phòng để vệ sinh bộ phận sinh dục…Viêm niệu đạo không do lậu cầu còn được gọi với tên gọi khác là viêm niệu đạo không đặc hiệu. Một số nam giới mắc cả viêm niệu đạo lậu cầu và viêm niệu đạo không do lậu cầu cùng một lúc.

8. Bệnh AIDS (Hội chứng suy giảm miễn dịch)

Nhiễm HIV là bệnh nhiễm virus suy giảm miễn dịch ở người (HIV). Virus này tấn công hệ thống miễn dịch và phá hủy các tế bào bạch cầu gọi là tế bào lympho. Những người bị nhiễm HIV gọi là dương tính với HIV (HIV +). Tuy nhiên, xét nghiệm máu của người bệnh có thể âm tính nếu người bệnh xét nghiệm quá sớm sau khi bị nhiễm. Sau nhiều tháng hoặc nhiều năm nhiễm HIV, người bệnh sẽ phát triển hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS).

Nguyên nhân gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người - nhiễm HIV là gì? HIV thuộc họ virus Retroviridae, thường được lây nhiễm từ bạn tình qua hoạt động tình dục (khác hoặc cùng giới tính), sử dụng chung kim tiêm với người bị nhiễm HIV. Bệnh cũng có thể được truyền từ mẹ sang thai nhi. Bệnh không thể bị lây nhiễm qua tiếp xúc thông thường như nắm tay.

Các yếu tố sau đây có thể làm tăng nguy cơ mắc nhiễm HIV bao gồm:

  • Quan hệ tình dục không an toàn: Không sử dụng bao cao su khi quan hệ. Quan hệ tình dục đường hậu môn có nguy cơ cao hơn đường âm đạo. Nguy cơ càng tăng nếu quan hệ tình dục thường xuyên và với nhiều người.
  • Có bệnh lây truyền qua đường tình dục khác: Những bệnh này tạo vết loét ở cơ quan sinh dục và đó chính là nguy cơ tiềm tàng dẫn đến HIV.
  • Nghiện ma túy: Những người này thường dùng chung bơm và kim tiêm, làm họ phơi nhiễm với máu của người khác.
  • Chưa cắt bao quy đầu: Tăng nguy cơ nhiễm HIV khi quan hệ tình dục đồng giới.

Triệu chứng thường thấy ở hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người - nhiễm HIV là gì? Hội chứng nhiễm HIV cấp tính được phân loại tùy theo theo biểu hiện, thần kinh, và da liễu. Sốt là triệu chứng phổ biến nhất. Không có triệu chứng hoặc dấu hiệu nào đặc trưng cho nhiễm HIV cấp tính.

Tuy nhiên, ở giai đoạn này căn bệnh trên rất dễ lây nhiễm do lượng virus HIV rất cao. Việc chẩn đoán và phát hiện sớm căn bệnh trên là rất quan trọng để ngăn ngừa lây truyền qua đường tình dục trong giai đoạn nhiễm HIV cấp tính. Sau đây là các triệu chứng chung thường thấy ở căn bệnh trên bao gồm: Bị sốt. Viêm họng. Sưng hạch bạch huyết. Nhức đầu, đau sau mắt. Đau cơ và đau khớp. Mỏi mệt. Mất cảm giác thèm ăn, giảm cân (có thể có hoặc không).

Triệu chứng đường tiêu hóa: cảm giác buồn nôn, nôn mửa, triệu chứng tiêu chảy. Triệu chứng thần kinh. Viêm màng não. Viêm não. Bệnh lý thần kinh ngoại biên. Bệnh tủy sống.

- Triệu chứng da: Phát ban là triệu chứng hồng ban đa dạng đối xứng ở đến mặt, lòng bàn tay và lòng bàn chân cũng như thân và chi.

- Loét da: Khoảng 10% trường hợp nhiễm HIV cấp tính là không điển hình và có sự suy giảm miễn dịch học, đôi khi có nhiễm trùng cơ hội đi kèm.

Những đối tượng nào có nguy cơ mắc bệnh xã hội?

Bệnh xã hội là bệnh có khả năng lây lan nhanh chóng trong xã hội nên ai cũng là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh. Tuy nhiên, có những đối tượng sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn, cụ thể như sau:

  • Quan hệ cùng lúc nhiều người hoặc quan hệ với nhiều bạn tình.
  • Gái mại dâm và người quan hệ tình dục với gái mại dâm.
  • Trẻ em tuổi vị thành niên không được trang bị kiến thức về sức khỏe sinh sản, giới tính và đặc biệt và không sử dụng bao cao su khi quan hệ.
  • Tiêm chích ma túy, dùng chung kim tiêm với người bị các bệnh như viêm gan B (HVB), viêm gan C (HVC) và HIV/AIDS.

Phòng ngừa bệnh xã hội như thế nào?

Quan hệ tình dục an toàn: Hầu như các bệnh xã hội sẽ lây lan theo đường tình dục nên biện pháp hiệu quả nhất để phòng chống. Hãy Chung thủy 1 vợ 1 chồng, thăm khám định kỳ và duy trì lối sống lành mạnh.

Tự trang bị kiến thức về y tế, sức khỏe để ngăn ngừa bệnh xã hội: Bệnh nhân hay người thân cần tự trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về bệnh xã hội. Nếu thấy bất cứ triệu chứng nào bất thường thì lập tức tới ngay tới cơ sở y tế để điều trị.

Tuân theo chỉ định của bác sĩ: Uống thuốc đúng và đủ, tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ. Để chắc chắn rằng bệnh của bạn đã được điều trị dứt điểm, tránh việc tái phát không biết.

Tránh lây bệnh cho người khác: Bạn biết đấy, bệnh xã hội có nguy cơ lây lan cho người khác rất cao. Vì thế, bạn nên đi khám định kỳ để biết được tình trạng bệnh của mình và có phương pháp điều trị thích hợp.

Nếu bạn đang gặp phải những bệnh xã hội nói trên thì nhanh chóng đến các cơ sở y tế gần nhất để khám chữa bệnh điều trị tích cực. Nếu như không chữa trị kịp thời có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm.

Cập nhật lần cuối: 22-02-2024 08:39:46