Bị bệnh sùi mào gà có chữa được không? Và nên điều trị như nào

Lượt xem: 3679

Sùi mào gà có chữa được không là thắc mắc mà nhiều bệnh nhân quan tâm. Hiện nay, có rất nhiều phương pháp điều trị sùi mào gà nhưng chữa sùi mào gà như thế nào triệt để vẫn đang là một câu hỏi lớn đối với ngành y học.

Tìm hiểu về bệnh sùi mào gà

Sùi mào gà còn được gọi là mụn cóc sinh dục, là loại bệnh truyền nhiễm xuất hiện chủ yếu ở bộ phận sinh dục hoặc hậu môn.

Bệnh nhân mắc sùi mào gà là do nhiễm virus HPV, lây truyền qua đường tình dục phổ biến . HPV gây ra mụn cóc lành tính, nhưng cũng có chủng HPV gây ra ung thư ác tính.

  • Ung thư: Nhiễm HPV là nguyên nhân chính gây nên ung thư cho các bộ phận như cổ tử cung, âm hộ, hậu môn, dương vật, miệng và cổ họng. Người nhiễm sùi mào gà cần phải đi tầm soát ung thư thường xuyên.
  • Vấn đề trong thai kỳ: Mẹ bầu có thể truyền bệnh sùi mào gà cho con trong khi sinh.

Bị bệnh sùi mào gà có chữa được không?

Y học hiện đại chưa có thuốc hay phương pháp đặc trị tiêu diệt được virus HPV. Đó là lý do sùi mào gà rất dễ tái phát sau khi điều trị. Ngay cả chuyên gia đầu ngành về da liễu PGS.TS Lê Hữu Doanh - Phó Giám đốc BV Da liễu Trung ương cũng từng khẳng định: “Không có trường hợp nào điều trị sùi mào gà 1 lần là khỏi ngay được”.

Điều trị sùi mào gà vẫn rất cần thiết để cơ thể bệnh nhân trở về trạng thái người lành mang bệnh, giảm thiểu đau đớn và ngăn chặn nguy cơ lan truyền bệnh cho người khác.

Lưu ý:

Nếu không cảm thấy khó chịu, bệnh nhân có thể không cần điều trị.

Tuy nhiên, nếu bệnh nhân thấy ngứa, rát, đau hoặc mụn sùi ảnh hưởng đến thẩm mỹ trầm trọng thì bệnh nhân cần gặp bác sĩ.

Điều trị mụn sùi mào gà triệt để như thế nào?

Chẩn đoán

  • Sùi mào gà có thời gian ủ bệnh lâu, thường là 3 tuần đến 8 tháng, nhưng cũng có trường hợp lên đến nhiều năm. Do đó, việc chẩn đoán chính xác bệnh thường gặp nhiều khó khăn. Bệnh nhân chỉ đi khám và chẩn đoán sùi mào gà khi nghi ngờ có biểu hiện bệnh lý.
  • Chẩn đoán sùi mào gà ở nam giới chủ yếu dựa trên sang thương đặc trưng và tiểu sử quan hệ tình dục. Trong khi đó, chẩn đoán sùi mào gà ở nữ giới cần tiến hành nhiều bước hơn nhằm phát hiện sớm nguy cơ ung thư cổ tử cung trong tương lai.
  • Thông thường, bác sĩ sẽ bôi dung dịch axit axetic vào mụn sùi để vết sùi trắng ra, sau đó tiến hành soi tử cung.
  • Xét nghiệm Pap: Xét nghiệm Pap nhằm phát hiện sớm những thay đổi trong tế bào âm đạo và cổ tử cung, phát hiện sớm ung thư cổ tử cung - một biến chứng của nhiễm virus HPV.
  • Xét nghiệm HPV: Bác sĩ sẽ lấy mẫu tế bào cổ tử cung để thử nghiệm cho các chủng virus HPV gây ra ung thư này. Xét nghiệm HPV thường dành cho phụ nữ trên 30 tuổi, có nguy cơ cao bị ung thư cổ tử cung.

Điều trị sùi mào gà

Một số người sẽ đáp ứng với loại thuốc bôi tại chỗ, một số khác cần đến cơ sở y tế để được phẫu thuật hoặc áp dụng các biện pháp vật lý trị liệu.

Biện pháp vật lý trị liệu:

  • Áp lạnh: Làm phù nề vùng da chứa sùi, các tổn thương sẽ bong ra và da mới sẽ thay thế da cũ. Áp lạnh có thể gây đau và sưng, phù hợp với trường hợp bệnh nhẹ.
  • Đốt điện: Đốt cháy sùi mào gà bằng dòng điện, có thể gây tổn thương lớn, đau và sưng, thậm chí để lại sẹo sau phẫu thuật.
  • Đốt laser: Phù hợp điều trị sùi mào gà trên diện rộng, khó điều trị. Tuy nhiên, chi phí tốn kém và chùm laser cường độ cao có thể gây sẹo và đau.

Phẫu thuật: Đối với các mụn sùi kích thước lớn, mọc bên ngoài cơ thể, bác sĩ sẽ phẫu thuật cắt đứt hoàn toàn sùi mào gà. Bệnh nhân cần gây tê tại chỗ hoặc gây tê toàn thân để điều trị, có thể cảm thấy đau sau phẫu thuật.

Trên đây là chia sẻ của các chuyên gia về vấn đề bị bệnh sùi mào gà có chữa được không, hi vọng đã cung cấp cho các bạn những thông tin hữu ích. Mọi thông tin nào khác về điều trị sùi mào gà, hãy liên hệ với các bác sĩ phòng khám Thái Hà theo số 

Xem thêm:

Cập nhật lần cuối: 16-03-2024 14:29:41