- Trang chủ /
- Phụ khoa /
- Viêm cổ tử cung /
- U xơ tử cung: nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán, điều trị
U xơ tử cung: nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán, điều trị
-
-
Tham vấn y khoa: BS. CKI Hoàng Thị Bình Nguyên
U xơ tử cung là bệnh lý thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Các khối u xơ phát triển âm thầm trong tử cung. Nhiều người không biết mình mắc bệnh cho đến khi các khối u xơ phát triển lớn gây đau bụng và chảy máu bất thường.
Bệnh u xơ tử cung là gì?
Bệnh u xơ tử cung (Uterine fibroids) là sự xuất hiện của khối u lành tính ở tử cung thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản từ 30 - 50 tuổi. Kích thước các khối u xơ ban đầu chỉ bằng hạt đậu, phát triển to dần có thể bằng quả dừa.
Các khối u xơ có xu hướng phát triển to dần cho đến tuổi mãn kinh. Sau mãn kinh, nồng độ hormone estrogen thấp đi và khối u xơ teo lại dần. Đây là bệnh phụ khoa ít gây biến chứng nên thường không cần điều trị.
Phân loại u xơ tử cung
Phân loại u xơ cổ tử cung phụ thuộc vào vị trí xuất hiện của nó:
-
U xơ có cuống: U xơ dạng cuống, mọc bên trong hoặc bên ngoài tử cung.
-
U xơ dưới phúc mạc: Có thể có cuống hay không, các khối u xơ thường phát triển về phía ổ bụng, hố chậu, hoặc giữa hai lá của dây chằng rộng gây chèn ép vào niệu quản.
-
U xơ kẽ: Là khối u xơ phát triển từ phần giữa của cơ tử cung, khối u phát triển to ra gây chèn ép và làm biến dạng buồng tử cung.
-
U xơ dưới niêm mạc: Là khối u xơ cơ ở dưới niêm mạc. Đôi khi có cuống gọi là polyp buồng tử cung.
Nguyên nhân gây bệnh u xơ tử cung
-
Nguyên nhân u xơ tử cung do nồng độ estrogen cao. Đối tượng dễ bị u xơ là nữ giới trong độ tuổi sinh sản, đặc biệt là ở phụ nữ mang thai hoặc đang uống thuốc tránh thai có chứa estrogen, u xơ có nhiều khả năng phát triển. Những phụ nữ vừa sinh con hoặc ở độ tuổi tiền mãn kinh có nồng độ estrogen thấp khiến u xơ co lại.
-
Yếu tố di truyền: Nếu mẹ bạn bị u xơ tử cung thì nguy cơ bạn bị u xơ cũng cao hơn.
-
Thừa cân, béo phì: Cũng làm tăng nguy cơ mắc u xơ tử cung.
-
Chế độ ăn uống: Nghiên cứu khoa học đã cho thấy, thịt đỏ, caffein, rượu... làm tăng nguy cơ bị u xơ tử cung.
Triệu chứng u xơ tử cung
Nữ giới thường không có dấu hiệu u xơ tử cung rõ rệt nên không biết mình mắc bệnh. Một số trường hợp, u xơ có thể gây chảy máu nặng trong giai đoạn hành kinh, hành kinh kéo dài hơn bình thường. Có khoảng 1/3 chị em bị u xơ tử cung có các triệu chứng:
-
Rong kinh dẫn đến thiếu máu nặng
-
Đau lưng dưới hoặc đau chân
-
Táo bón
-
Khó chịu vùng bụng dưới
-
Đi tiểu thường xuyên
-
Đau khi giao hợp
- U xơ tử cung có thể gây khó khăn cho mang thai, khiến chị em sảy thai nhiều lần, gây tăng cân và sưng vùng bụng dưới.
U xơ tử cung có nguy hiểm không?
U xơ tử cung là bệnh lành tính thường không gây ra biến chứng, nhưng một tỉ lệ nhỏ có thể gây vô sinh - hiếm muộn hoặc ung thư tử cung:
-
Rong kinh nặng: Chị em chảy máu nhiều, dẫn đến thiếu máu, mệt mỏi, thậm chí là trầm cảm.
-
Đau bụng: Nếu u xơ tử cung lớn, chèn lên các cơ quan ở vùng chậu, khiến bụng dưới sưng và khó chịu, táo bón đi tiểu buốt.
-
Mang thai: Nếu nồng độ estrogen tăng đáng kể trong thai kỳ, có thể khiến thai phụ chuyển dạ, sảy thai hoặc sinh non.
-
Vô sinh: Khối u xơ dưới lớp niêm mạc tử cung, làm thay đổi hình dạng tử cung, khiến trứng khó bám vào niêm mạc tử cung, gây khó khăn cho quá trình thụ thai.
-
Ung thư tử cung: Một số trường hợp hiếm gặp, khối u xơ có thể phát triển thành khối u ác tính.
-
Biến chứng nghiêm trọng khác như: Huyết khối tắc mạch cấp tính, huyết khối tĩnh mạch sâu, suy thận và chảy máu trong.
Lời khuyên: Chị em có tiền sử u xơ tử cung mà bị đau bụng dữ dội cần liên hệ bác sĩ ngay lập tức.
Chuẩn đoán u xơ tử cung
U xơ tử cung thường được phát hiện trong quá trình kiểm tra vùng chậu thông thường. Các xét nghiệm chẩn đoán giúp phát hiện u xơ tử cung bao gồm:
-
Siêu âm: Siêu âm bụng và siêu âm đầu dò âm đạo.
-
Nội soi ổ bụng hoặc nội soi bàng quang MRI: Xác định kích thước và số lượng của u xơ tử cung. Thiết bị được đưa vào âm đạo, qua cổ tử cung, vào tử cung.
-
Sinh thiết: Nếu cần thiết, bác sĩ sẽ làm sinh thiết để kiểm tra tế bào ung thư.
Điều trị bệnh u xơ tử cung
U xơ tử cung về bản chất là lành tính và không ảnh hưởng đến sức khỏe. Nếu khối u xơ nhỏ, không gây ảnh hưởng xấu thì không cần điều trị. Vì đến thời kỳ mãn kinh, khối u có xu hướng co lại và tự biến mất.
Nếu u xơ tử cung gây ra các triệu chứng trầm trọng, ảnh hưởng khả năng sinh đẻ thì việc điều trị là cần thiết. Căn cứ vào vị trí của u xơ, mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng và dự định sinh con trong tương lai mà bác sĩ có thể dùng thuốc hoặc can thiệp phẫu thuật.
Thuốc chữa u xơ tử cung
Thuốc không giúp loại bỏ u xơ, nhưng chúng khiến u xơ nhỏ đi và kiểm soát các triệu chứng. Các loại thuốc được dùng trong điều trị u xơ cổ tử cung bao gồm:
-
GnRHa
Tác dụng của thuốc GnRHa là khiến cơ thể sản xuất ít estrogen và progesterone, giúp thu nhỏ u xơ. Thuốc chỉ được dùng trong thời gian ngắn, làm teo nhỏ túi u xơ trước khi phẫu thuật.
Tác dụng phụ: GnRH bao gồm làm chậm chu kỳ kinh nguyệt, nóng, ra nhiều mồ hôi, âm đạo khô và loãng xương. GnRHa không ảnh hưởng đến khả năng sinh con.
-
Thuốc chống viêm không chứa steroid (NSAID)
Bao gồm mefenamic và ibuprofen, có tác dụng làm giảm hormone prostaglandin trong cơ thể (Prostaglandin gây ra chuột rút và khiến triệu chứng kinh nguyệt thêm nặng nề).
Tác dụng phụ: NSAID giảm đau u xơ, không gây chảy máu, không làm ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.
-
Thuốc tránh thai
Thuốc tránh thai giúp điều hòa chu kỳ kinh nguyệt, giúp giảm đau và gây ra hiện tượng kinh nguyệt giả.
-
Thiết bị tử cung Levonorgestrel (LNG-IUS)
Thiết bị nhựa này được đặt bên trong bụng nữ giới. LNG-IUS giải phóng một hormone gọi là levonorgestrel giúp ngăn chặn lớp cơ bên trong tử cung phát triển quá nhanh, làm giảm chảy máu kinh nguyệt.
Tác dụng phụ bao gồm: Kinh nguyệt bất thường khoảng 6 tháng hoặc lâu hơn, đau đầu , đau vú và mụn trứng cá.
Phẫu thuật (ngoại khoa)
Với các khối u xơ tử cung có kích thước to, nếu chỉ uống thuốc sẽ không còn hiệu quả. Vì vậy phẫu thuật cắt bỏ là cần thiết.
-
Cắt tử cung:
Cắt một phần hoặc toàn bộ tử cung, loại bỏ luôn buồng trứng và ống dẫn trứng. Việc cắt bỏ nhằm ngăn ngừa sự trở lại của u xơ, nhưng có thể làm giảm ham muốn và gây mãn kinh sớm. Trường hợp này chỉ áp dụng cho những phụ nữ không muốn sinh thêm con hoặc các khối u xơ có dấu hiệu ác tính.
-
Phẫu thuật bóc tách u xơ:
Phẫu thuật loại bỏ các tổ chức xơ của khối u xơ tử cung, giúp người phụ nữ vẫn có thể có con. Tuy nhiên, chị em có u xơ lớn, nằm tại vị trí đặc biệt của tử cung, không thể điều trị bằng cách này.
-
Cắt bỏ nội mạc tử cung:
Loại bỏ lớp lót bên trong tử cung, loại trừ các khối u xơ nằm gần bề mặt bên trong tử cung. Phương pháp này thay thế phương pháp phẫu thuật cắt bỏ u xơ hiệu quả.
-
Thuyên tắc động mạch tử cung (UFE):
Một hóa chất được tiêm qua ống thông, vào động mạch cung cấp máu , nhằm cắt đứt nguồn cung cấp máu đến khu vực, khiến khối u xơ nhỏ và teo lại. Phương pháp này làm giảm triệu chứng u xơ tử cung ở 90% bệnh nhân nhưng không phù hợp với phụ nữ mang thai và không phù hợp với những người vẫn muốn có con.
-
Phẫu thuật MRI:
Chụp MRI xác định vị trí các u xơ sau đó, sử dụng laser hoặc sóng siêu âm để thu nhỏ khối u xơ.
Cách phòng bệnh u xơ tử cung
U xơ tử cung hình thành do nồng độ estrogen cao, đây là hiện tượng sinh lý bình thường ở nữ giới trong độ tuổi sinh sản. Vì vậy, chúng ta khó có thể ngăn chặn các khối u xơ hiệu quả, cách tốt là ngăn chặn các khối u xơ to ra quá mức. Dưới đây là một số lời khuyên dành cho phụ nữ:
-
Tập thể dục đều đặn 30 phút/ngày và ăn ít thịt và nhiều rau xanh để không xảy ra tình trạng thừa cân, béo phì. Bạn cũng nên thường xuyên kiểm tra cân nặng của mình để tự theo dõi hiệu quả hơn.
-
Khám phụ khoa định kỳ 1 năm 2 lần để phát hiện các khối u xơ quá lớn. Đặc biệt, những phụ nữ có người thân trong gia đình từng mắc bệnh u xơ tử cung cần thường xuyên siêu âm hoặc nội soi tử cung.
Cập nhật lần cuối: 26-05-2021 09:02:25