12 bệnh phụ khoa ở phụ nữ thường gặp và cách phòng tránh

Lượt xem: 7780

Bệnh phụ khoa là nhóm bệnh mà chỉ nữ giới mắc phải. Tất cả phụ nữ đều mắc bệnh phụ khoa ít một lần trong đời. Tự trang bị những kiến thức về bệnh phụ khoa sẽ giúp phụ nữ chủ động đi thăm khám và điều trị sớm. Trong bài viết dưới đây, chuyên gia phòng khám đa khoa Thái Hà xin gửi đến bạn đọc một số bệnh phụ khoa thường gặp ở phụ nữ để giúp các chị em có thêm hiểu biết để phòng tránh bệnh.

Bệnh phụ khoa là gì?

Bệnh phụ khoa (gynaecological disease) là tập hợp các bệnh lý xảy ra ở cơ quan sinh dục nữ giới. Bao gồm những bệnh ở cơ quan sinh dục dưới (âm đạo, âm hộ, cổ tử cung) và các bệnh ở cơ quan sinh dục trên (buồng trứng, vòi trứng và tử cung). Một số bệnh phụ khoa phổ biến như: viêm âm đạo, rối loạn kinh nguyệt, viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm cổ tử cung, u xơ tử cung....

Những nguyên nhân gây bệnh phụ khoa phổ biến là do vệ sinh vùng kín sai cách, quan hệ tình dục với bạn tình mang bệnh, phá thai tại các cơ sở y tế kém chất lượng....

Triệu chứng bệnh phụ khoa: khí hư ra nhiều có màu sắc bất thường, vùng kín ngứa dữ dội, cảm giác đau khi quan hệ tình dục, thường xuyên đau vùng bụng dưới...

 

Tổng hợp các bệnh phụ khoa nữ giới thường mắc phải

Bệnh phụ khoa chỉ nữ giới mới gặp phải, tùy vào từng bệnh lý mà mức độ phổ biến và nguy hiểm cũng khác nhau. Dưới đây là tổng hợp các bệnh phụ khoa phổ biến. Chị em nên tìm hiểu kỹ để tự phòng bệnh cho mình.

1. Viêm âm đạo

Viêm âm đạo bệnh phụ khoa phổ biến

Viêm âm đạo là bệnh phụ khoa phổ biến mà nữ giới mắc phải. Viêm âm đạo là tình trạng sưng tấy, viêm đỏ vùng niêm mạc âm đạo do sự phát triển quá mức của vi khuẩn, vi nấm candida hay trùng roi trichomonas, tạp trùng (bacterial vaginosis), song lậu cầu khuẩn… xâm nhập.

Những chị em quan hệ tình dục không dùng bao cao su, thường xuyên thụt rửa âm đạo, mặc quần lót quá chật… là những đối tượng hay mắc bệnh viêm âm đạo.

Cách điều trị viêm âm đạo thường sử dụng thuốc kháng sinh (thuốc uống và thuốc đặt). Việc sử dụng loại thuốc nào còn căn cứ vào đối tượng gây viêm nhiễm và mức độ viêm nhiễm. Để xác định rõ nguyên nhân gây bệnh và có biện pháp điều trị phù hợp chị em cần đi khám phụ khoa tại các cơ sở uy tín. 

2. Rối loạn kinh nguyệt

Rối loạn kinh nguyệt là bệnh phụ khoa mà chị em nào cũng mắc phải một lần trong đời khi có hiện tượng vòng kinh của nữ giới không theo một chu kỳ định, nó có thể là vòng kinh quá dài hoặc quá ngắn, chậm kinh, rong kinh hoặc thậm chí mất kinh…

Rối loạn kinh nguyệt là hiện tượng phổ biến và thường không nguy hiểm tuy nhiên cũng cần xác định rõ nguyên nhân, nếu cần thiết thì phải điều trị sớm. Các bác sĩ khuyên rằng, chị em bị rối loạn kinh nguyệt trên 6 tháng trở lên hoặc tình trạng rối loạn trầm trọng thì nên đi khám ngay.

3. Viêm vùng chậu

Viêm vùng chậu là một biến chứng nghiêm trọng của các bệnh viêm nhiễm phụ khoa lây truyền qua đường tình dục. Bệnh xảy ra chủ yếu ở nữ giới đang trong độ tuổi sinh sản, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người bệnh.

Một số biến chứng nguy hiểm của bệnh như: gây viêm tắc vòi trứng dẫn đến vô sinh hiếm muộn, hiện tượng mang thai ngoài tử cung phải bỏ thai đe dọa trực tiếp đến tính mạng của thai phụ nếu không được phát hiện và điều trị sớm. Ngoài ra, cảm giác đau vùng chậu mãn tính cũng gây những ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình sinh hoạt và làm việc.

4. Viêm buồng trứng

Viêm buồng trứng là hiện tượng viêm nhiễm ở buồng trứng, bệnh thường phát triển thầm lặng và rất khó phát hiện. Nữ giới bị viêm buồng trứng có các biểu hiện rõ rệt là tinh thần bất ổn, người mệt mỏi, rối loạn chu kỳ kinh nguyệt… Vì vậy, chỉ có thể phát hiện chính xác bệnh, khi đi khám phụ khoa.

Viêm buồng trứng là bệnh phụ khoa nguy hiểm, nếu không điều trị bệnh kịp thời có thể gây tắc vòi trứng - buồng trứng, xơ nang hóa buồng trứng. Nếu bệnh không được điều trị sớm dễ đẫn đến vô sinh nữ và rất khó điều trị.

5. Viêm ống dẫn trứng

Viêm ống dẫn trứng (viêm vòi trứng) là tình trạng viêm nhiễm ở ống dẫn trứng do vi khuẩn, vi nấm gây ra. Biểu hiện của viêm vòi trứng bao gồm đau bụng, ra nhiều huyết trắng, kinh nguyệt không đều… Vì những biểu hiện này không rõ ràng nên bạn chỉ có thể xác định chính xác bệnh, khi đến bệnh viện để thăm khám.

Viêm ống dẫn trứng có thể khiến chị em mang thai ngoài tử cung và vô sinh - hiếm muộn. Do đó, chị em bị mang thai ngoài tử cung hoặc lấy chồng đã lâu nhưng không thể có con nên đi kiểm tra chức năng của vòi trứng, buồng trứng.

6. U nang buồng trứng

U nang buồng trứng là u có vỏ bọc ngoài (vỏ nang), bên trong có chứa dịch và nhiều thành phần khác phát triển âm thầm ở buồng trứng. Bệnh gặp ở mọi đối tượng từ bé gái mới dậy thì đến người già 80 tuổi, tuy nhiên đối tượng mắc bệnh chủ yếu ở lứa tuổi ngoài 30.

Thời kỳ đầu, các triệu chứng của u nang buồng trứng rất âm thầm, kéo dài lặng lẽ nhưng khi các khối u nang chuyển sang ác tính thì tiến triển rất nhanh. U nang buồng trứng nếu không sớm phát hiện và điều trị có thể biến thành ung thư buồng trứng, không chỉ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản mà còn nguy hiểm đến tính mạng.

7. Viêm lộ tuyến cổ tử cung

bệnh phụ khoa viêm lộ tuyến cổ tử cung

Viêm lộ tuyến cổ tử cung là một trong các bệnh phụ khoa ở phụ nữ thường gặp. Viêm lộ tuyến cổ tử cung là hiện tượng viêm nhiễm xảy ra ở cổ tử cung, quá trình này gồm 2 giai đoạn: các tế bào nằm trong ống cổ tử cung phát triển ra ngoài và vi khuẩn thâm nhập gây ra viêm nhiễm.

Những đối tượng dễ mắc viêm lộ tuyến là chị em đã từng trải qua nhiều kỳ sinh nở, có thói quen quan hệ tình dục thô bạo, hay sử dụng thuốc tránh thai chứa nhiều estrogen…

Triệu chứng viêm lộ tuyến cổ tử cung như ra nhiều khí hư, màu sắc của khí hư phụ thuộc vào từng tác nhân gây viêm, có kèm theo mùi khó chịu…

Chị em bị viêm lộ tuyến cổ tử cung thường cảm thấy đau rát khi quan hệ tình dục, cảm giác đau âm ỉ, là đau những khi quan hệ tình dục mạnh bạo, có tác động đến cổ tử cung. Một trong những tác hại nguy hiểm của viêm lộ tuyến cổ tử cung là nó làm giảm khả năng sinh sản của chị em, có thể dẫn đến vô sinh hiếm muộn hoặc thậm chí là ung thư cổ tử cung nếu chị em không phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

8. Viêm cổ tử cung

Viêm cổ tử cung là một bệnh phụ khoa khá phổ biến hiện nay. Viêm cổ tử cung là tên gọi dùng để chỉ tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở ngoài cổ tử cung do một số nguyên nhân khác nhau. Đối tượng dễ mắc bệnh là nữ giới ở độ tuổi sinh sản từ 20 đến 50 tuổi. Bệnh phát hiện càng sớm thì càng dễ điều trị.

Bạn có thể nhận thấy mình bị viêm cổ tử cung nếu như khí hư ra nhiều màu vàng hoặc xám, có mủ và mùi hôi khó chịu đi kèm, cảm giác đau rát và chảy máu khi quan hệ tình dục hay ra máu bất thường mà không phải do chu kỳ kinh nguyệt gây ra.

Viêm cổ tử cung thường ít gặp hơn so với viêm lộ tuyến cổ tử cung. Tuy nhiên, bệnh phụ khoa này có mức độ nguy hiểm tương đương so với viêm lộ tuyến cổ tử cung bởi nó cũng có thể gây ra tình trạng viêm nhiễm ngược dòng lên các cơ quan sinh sản, dẫn đến viêm tắc vòi trứng, viêm dính cổ tử cung, dẫn đến vô sinh hiếm muộn và ung thư cổ tử cung.

9. U xơ tử cung

U xơ tử cung là bệnh phụ khoa  khá nguy hiểm khi có hiện tượng lớp cơ tử cung sản sinh ra những khối u lành tính. Bệnh tập trung ở các chị em cường estrogen, nguyên nhân gây ra bệnh có thể là do yếu tố di truyền, béo phì hoặc do quan hệ tình dục sớm…

U xơ tử cung không đe dọa đến tính mạng, các khối u xơ nhỏ cũng không gây ra vấn đề gì nguy hiểm nhưng trong trường hợp chị em chưa sinh con hoặc chưa sinh đủ số con mong muốn mà bị u xơ tử cung, các khối u xơ phát triển to ra thì sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến khả năng sinh sản.

Ngoài ra, các khối u xơ to, phát triển chèn ép lên các bộ phận khác của cơ quan sinh sản cũng gây ra các triệu chứng u xơ khó chịu như kinh nguyệt không đều, khí hư bất thường, cảm giác đau thắt lung, đau vùng chậu, vùng bụng dưới chướng và khó chịu..…

10. Lạc nội mạc tử cung

Là hiện tượng các mảnh nội mạc tử cung bị bong tróc không theo máu kinh ra ngoài, đi lạc vào các bộ phận khác của cơ quan sinh sản, gây ra hiện tượng đau bụng kinh dữ dội, rong kinh, rong huyết và máu kinh bất thường.... Các mảng nội mạc nếu không tự đào thải ra ngoài sẽ dẫn đến tình trạng viêm nhiễm ở cơ quan sinh sản.

11. Viêm phần p​hụ

Cấu tạo phần phụ bao gồm ống dẫn trứng, buồng trứng và hệ thống dây chằng. Viêm phần phụ là tình trạng tất cả các bộ phận này đều bị viêm nhiễm. Phần phụ là bao gồm các bộ phận quan trọng của bộ phận sinh sản. Nếu vùng này bị viêm nhiễm mà vẫn không điều trị sớm thì khả năng vô sinh - hiếm muộn rất cao.

Nguyên nhân viêm phần phụ do quan hệ tình dục không an toàn, vệ sinh vùng kín không đúng cách hoăc do biến chứng của một số bệnh phụ khoa nguy hiểm. Biểu hiện thường thấy khi bị viêm phần phụ là đau ở vùng hạ vị, sốt cao, khí hư ra nhiều kèm theo mùi hôi và dịch mủ chảy ra.

12. Bệnh ở tuyến vú

Ung thư vú hay viêm tuyến vú, tăng sản tuyến vú, u xơ vú, tiết dịch ở đầu vú… là những vấn đề về tuyến vú thường gặp. Trong đó, ung thư vú là bệnh phụ khoa nguy hiểm có thể đe dọa đến tính mạng của chị em, loại ung thư phổ biến ở nữ giới, đứng trên cả ung thư cổ tử cung. Những chị em thường xuyên phải làm việc về đêm, tiếp xúc nhiều hóa chất độc hại, bị rối loạn nội tiết tố kéo dài …có nguy cơ mắc các bệnh ở tuyến vú rất cao.

Khi nào cần đến gặp bác sĩ?

Bệnh phụ khoa điều trị khá dễ dàng ở giai đoạn đầu tiên của bệnh. Do đó, chuyên gia phòng khám đa khoa Thái Hà khuyến cáo, chị em nên đi khám bác sĩ ngay khi:

  • Xuất hiện các vấn đề bất thường ở cơ quan sinh sản kéo dài bao gồm ngứa âm đạo, bất thường về khí hư, rối loạn kinh nguyệt kéo dài… thì bạn nên đến gặp bác sĩ ngay.
  • Khám định kỳ 6 tháng một lần hoặc ít mỗi một năm một lần để tầm soát sớm các vấn đề ở cơ quan sinh sản, trong đó bao gồm cả việc tiến hành tầm soát ung thư cổ tử cung.

Chẩn đoán bệnh phụ khoa như thế nào?

  • Tại các cơ sở y tế chuyên khoa, bác sĩ sẽ thăm hỏi tiền sử bệnh lý, chu kỳ kinh nguyệt, các dấu hiệu bất thường ở vùng kín.
  • Tùy vào triệu chứng, bác sĩ sẽ chỉ định tiến hành các xét nghiệm chức năng như soi tươi dịch âm đạo, siêu âm đầu dò… để tìm kiếm nguyên nhân gây bệnh.

Điều trị bệnh phụ khoa như thế nào?

Việc điều trị bệnh phụ khoa cần căn cứ vào từng bệnh phụ khoa, nguyên nhân gây bệnh và mức độ bệnh lý. Đôi khi, độ tuổi, nhu cầu mong muốn sinh con của phụ nữ cũng có ảnh hưởng định đến lựa chọn phương pháp điều trị.

  • Thông thường, điều trị viêm nhiễm phụ khoa cần dùng đến thuốc kháng sinh đặc trị.
  • U xơ cổ tử cung hoặc ung thư cổ tử cung của các chị em còn muốn sinh con cần ưu tiên các phương pháp bảo tồn, hạn chế can thiệp ngoại khoa.

Cách phòng bệnh phụ khoa

Nguyên nhân gián tiếp gây bệnh phụ khoa thường do thói quen sinh hoạt không hợp lý. Vì vậy việc phòng bệnh khá dễ dàng, nhưng yêu cầu chị em phải kiên trì thực hiện đều đặn

  • Quan hệ tình dục an toàn, sử dụng bao cao su mỗi khi quan hệ tình dục, hoặc tốt là quan hệ chung thủy một vợ một chồng.
  • Sử dụng nguồn nước sạch vệ sinh vùng kín sạch sẽ, vệ sinh ngày hai lần mỗi sáng tối, vệ sinh đúng cách từ trước ra sau, vệ sinh vùng kín trước và sau khi quan hệ tình dục.
  • Lựa chọn quần lót làm bằng cotton hoặc lụa, có khả năng thấm hút tốt với độ rộng vừa phải, tạo độ thông thoáng cho vùng kín. Luôn nhớ giặt và phơi khô quần lót ở nơi thoáng mát, có nắng và gió.
  • Thăm khám phụ khoa định kỳ 6 tháng/lần hoặc khi có các dấu hiệu khác thường ở vùng kín.

Cập nhật lần cuối: 30-05-2021 13:40:45

Nguồn tham khảo