Viêm bàng quang: Dấu hiệu, nguyên nhân, chuẩn đoán và điều trị

Lượt xem: 4804

Viêm bàng quang (cystitis) là hiện tượng nhiễm trùng đường tiết niệu, gây đau và khó chịu, có thể gây ra biến chứng nghiêm trọng nếu nhiễm trùng lây lan đến thận.

Viêm bàng quang có thể là biến chứng của một bệnh khác, cũng có thể xảy ra như là phản ứng đối với một loại thuốc, một liệu pháp bức xạ hoặc một chất kích thích như dung dịch vệ sinh phụ nữ, thuốc diệt tinh trùng hoặc sử dụng ống thông tiểu lâu dài.

Điều trị viêm bàng quang phụ thuộc vào nguyên nhân cơ bản, chủ yếu là dùng thuốc kháng sinh.

Viêm bàng quang là hiện tượng nhiễm trùng trong ống bàng quang, ảnh hưởng đến 40% nữ giới. Cảm giác đi tiểu thường xuyên, khó chịu khi đi tiểu, thậm chí là đau đớn là hai triệu chứng viêm bàng quang điển hình. 

Viêm bàng quang thường gây khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt và tình dục, hơn là vấn đề về sức khỏe nghiêm trọng. Một số trường hợp ít xảy ra, viêm bàng quang có thể xảy đến như là tác dụng phụ của thuốc, phương pháp hóa trị hoặc các chất kích thích tác động đến vùng kín… có thể tự khắc phục trong vài ngày, nhưng một số trường hợp xảy ra như là biến chứng của các căn bệnh khác sẽ càng trở nên nghiêm trọng và cần đến biện pháp điều trị.

Cũng có trường hợp mà viêm bàng quang có thể dẫn đến viêm thận và suy thận. Do đó, nếu các triệu chứng viêm bàng quang không cải thiện, bạn cần đến bác sĩ ngay.

Các triệu chứng viêm bàng quang:

Ở người bệnh thường, khỏe mạnh, nước tiểu có màu nhạt và khá trong, đi tiểu không có cảm giác gì. Nhưng với người đi tiểu

  • Khó tiểu: Cảm giác nóng rát khi tiểu tiện là triệu chứng điển hình của viêm bàng quang cũng như nhiễm trùng niệu đạo.
  • Buồn tiểu liên tục: Tiểu gấp, không thể nhịn tiểu, đi tiểu nhiều hơn 8 lần một ngày, bao gồm cả thức dậy nhiều lần vào ban đêm để đi tiểu, mỗi lần đi tiểu có thể không nhiều.
  • Tiểu ra máu: Nước tiểu đục, có mùi mạnh, có thể lẫn máu.  Một số trường hợp máu ra với số lượng ít, chỉ có thể phát hiện khi xét nghiệm dưới kính hiển vi.
  • Vùng xương chậu khó chịu.
  • Áp lực ở bụng dưới.
  • Sốt nhẹ.

Triệu chứng viêm bàng quang ở trẻ em bao gồm đau dạ dày, tiểu gấp và tiểu thường xuyên hơn, nhiệt độ cao hơn 38C, yếu ớt và dễ cáu kỉnh, ăn ít và hay buồn nôn…

Lưu ý: Bạn cần phải đi khám bác sĩ ngay nếu xuất hiện các dấu hiệu cho thấy viêm nhiễm đã lây lan đến thận như đau hông, sốt và ớn lạnh, buồn nôn và ói mửa…

Nếu bạn phát triển các triệu chứng tiểu gấp, tiểu đau thường xuyên, kéo dài hơn vài tiếng hoặc lâu hơn hoặc nếu bạn thấy máu trong nước tiểu hoặc nếu bạn từng được chẩn đoán bị nhiễm trùng đường tiết niệu trước đây thì cũng cần đi khám bác sĩ.

Bạn cũng cần gặp bác sĩ nếu các triệu chứng nhiễm trùng trở lại sau khi kết thúc đợt thuốc kháng sinh. Bác sĩ có thể thay đơn thuốc khác cho bạn.

Khi nào cần tìm bác sĩ?

Viêm bàng quang ở nữ giới không cần thiết phải gặp bác sĩ vì các triệu chứng sẽ tự cải thiện trong vòng một vài ngày. Tuy nhiên, bạn cần phải đến gặp bác sĩ nếu:

  • Bạn không chắc chắn mình có dấu hiệu viêm bàng quang hay không.
  • Các triệu chứng của bạn không cải thiện trong vòng 3 ngày.
  • Bạn bị viêm bàng quang tái phát.
  • Các triệu chứng ngày càng trầm trọng, thậm chí bạn còn thấy máu trong nước tiểu, ốm và đau một bên.
  • Bạn mang thai và có triệu chứng

Các dạng viêm bàng quang

Viêm bàng quang cấp tính: Là tình trạng nhiễm khuẩn cấp tính tại bàng quang. Biểu hiện viêm bàng quang bao gồm tiểu buốt, tiểu dắt, tiểu ra máu và mủ ở cuối bãi.

Viêm bàng quang kẽ: Là trường hợp không phát hiện được vi khuẩn gây viêm, thường gặp ở nữ giới. Bệnh đặc trưng bởi hội chứng đau bàng quang không rõ ràng.

Nguyên nhân viêm bàng quang

Hệ thống đường tiết niệu bao gồm thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo. Thận đóng vai trò quan trọng, loại bỏ chất thải trong cơ thể.

Viêm bàng quang xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập vào bên trong bàng quang và bắt đầu nhân lên:

Viêm bàng quang do vi khuẩn (Viêm bàng quang lây nhiễm)

Hầu hết trường hợp viêm bàng quang do vi khuẩn xảy ra khi các vi khuẩn sống vô hại ở đường ruột hoặc ở da xâm nhập vào bàng quang thông qua lỗ niệu đạo.

Vi khuẩn chủ yếu gây ra bàng quang là Escherichia coli, loài vi khuẩn được tìm thấy chủ yếu ở vùng sinh dục và là hết quả của quá trình quan hệ tình dục.

Thông thường, thành bàng quang có một lớp phủ bảo vệ, giúp ngăn chặn vi khuẩn từ bên ngoài gắn vào thành của nó. Tuy nhiên, một số yếu tố tăng cơ hội cho vi khuẩn nhân lên và gây bệnh toàn diện, bao gồm:

  • Quan hệ tình dục: Vi khuẩn xâm nhập bàng quang thường là kết quả của quá trình hoạt động tình dục. Quan hệ tình dục là nguyên nhân khiến vi khuẩn bị đẩy vào trong niệu đạo của nam giới.
  • Sỏi, u bàng quang hoặc phì đại tuyến tiền liệt: Phì đại tuyến tiền liệt có thể chặn lưu lượng nước tiểu ở nam giới lớn tuổi, vi khuẩn tồn tại lâu ngày trong bàng quang nên dễ dẫn đến viêm bàng quang.
  • Hẹp niệu đạo, hẹp bao quy đầu: Các bựa sinh vật tích tụ tại bao quy đầu tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn phát sinh và phát triển, gia tăng nguy cơ nhiễm trùng.
  • Vệ sinh kém: Vệ sinh ngược từ sau ra trước sau khi đại tiện, tạo điều kiện cho các vi khuẩn ở hậu môn chui ngược

Các yếu tố nguy cơ

Mặc dù vi khuẩn là nguyên nhân thường gặp gây ra viêm bàng quang nhưng một số yếu tố không lây nhiễm cũng dẫn đến viêm bàng quang.

  • Tuổi tác: Trẻ em dưới 1 tuổi hoặc người lớn trên 75 tuổi có nguy cơ bị nhiễm trùng bàng quang cao hơn.
  • Phụ nữ mang thai: Thay đổi nội tiết tố trong cơ thể phụ nữ khi đang mang thai làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.
  • Đái tháo đường:
  • Thuốc: Thuốc hóa trị và cyclophosphamide ifosfamide cũng gây nên viêm bàng quang.
  • Bức xạ: Bức xạ điều trị của khu vực xương chậu có thể gây những thay đổi mô gây viêm bàng quang.
  • Hóa chất: Một số sản phẩm hóa học như xà bông, thuốc xịt vệ sinh phụ nữ hay chất diệt tinh trùng… có thể dị ứng trong bàng quang, gây viêm.
  • Sử dụng ống thông bàng quang: Can thiệp ngoại khoa vào bàng quang, niệu đạo, đặt sonde dẫn lưu bàng quang. Đặc bệt trong thời gian dài có thể làm tổn thương, tăng thiệt hại tế bào bàng quang, dễ dẫn đến nhiễm trùng.
  • Các điều kiện khác: Ung thư phụ khoa, bệnh viêm vùng chậu, bệnh Crohn, lupus và bệnh lao, HIV, tiểu đường, người có hệ miễn dịch suy yếu… có thể là nguyên nhân thuận lợi gây nên viêm bàng quang.
  • Phụ nữ có nguy cơ bị viêm bàng quang hơn nam giới là do hậu môn của họ gần với lỗ tiểu hơn, do đó vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào đường niệu đạo và gây ra viêm bàng quang.

Các biến chứng viêm bàng quang

Khi được điều trị đúng và kịp thời, viêm bàng quang hiếm khi dẫn đến biến chứng. Nhưng nếu như không được điều trị, bệnh kéo dài sẽ gây nghiêm trọng cho sức khỏe:

  • Nhiễm trùng thận: Nhiễm trùng bàng quang có thể lây lan và gây viêm cho thận – bể thận, làm hỏng thận. Trẻ em và những người lớn tuổi có nguy cơ bị hỏng thận cao hơn bởi vì sự chủ quan và nhầm lẫn viêm bàng quang với các vấn đề về sức khỏe khác.
  • Tiểu máu: Chảy máu có thể không nhìn thấy (tiểu ra máu vi thể) hoặc nhìn thấy rõ ràng (tiểu ra máu đại thể). Tiểu ra máu là triệu chứng điển hình của viêm bàng quang do vi khuẩn. Nếu như sau điều trị mà tiểu máu vẫn chưa hết thì bác sĩ sẽ tiến hành thêm xét nghiệm chuyên môn để xác định chính xác nguyên nhân gây viêm.

Lưu ý: Tiểu máu là hiện tượng rất thường gặp ở những bệnh nhân đang trong quá trình hóa trị và xạ trị.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Thông thường, các triệu chứng viêm bàng quang nhẹ có thể tự cải thiện sau vài ngày nên bệnh nhân không cần phải gặp bác sĩ. Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể áp dụng các biện pháp cải thiện tại nhà hoặc nhờ đến lời khuyên của bác sĩ.

Các biện pháp cải thiện tại nhà có thể bao gồm:

  • Uống thuốc giảm đau như paracetamol.
  • Uống nhiều nước.
  • Chườm nước nóng lên bụng dưới hoặc đùi.
  • Tránh quan hệ tình dục.
  • Đi tiểu thường xuyên.
  • Vệ sinh từ trước ra sau khi đi toilet.
  • Nhẹ nhàng lau sạch vùng sinh dục với xà bông dành cho da nhạy cảm.

Viêm bàng quang cần đi khám bác sĩ khi:

  • Bạn không chắc chắn mình có bị viêm bàng quang không.
  • Các triệu chứng viêm bàng quang không cải thiện trong vòng 3 ngày.
  • Xuất hiện các triệu chứng trầm trọng, ví dụ như có máu trong nước tiểu, sốt hoặc đau một bên.
  • Trẻ em và phụ nữ mang thai có triệu chứng của viêm bàng quang.

Kiểm tra và chẩn đoán viêm bàng quang

Nếu bạn có các triệu chứng của viêm bàng quang, bạn cần đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt. Bạn cần phải thông báo với bác sĩ các dấu hiệu và triệu chứng của viêm bàng quang, tiền sử bệnh lý để bác sĩ chỉ định các xét nghiệm y tế.

  • Phân tích nước tiểu: Nếu bác sĩ có nghi ngờ nhiễm trùng bàng quang sẽ lấy mẫu nước tiểu để xác định vi khuẩn, máu hoặc mủ trong nước tiểu. Nếu tìm thấy vi khuẩn, bác sĩ có thể yêu cầu nuôi cấy vi khuẩn.
  • Soi bàng quang: Sử dụng một ống ánh sáng và camera thông qua niệu đạo, vào bàng quang để giúp chẩn đoán. Sử dụng thiết bị soi bàng quang cũng giúp bác sĩ lấy mẫu sinh thiết.
  • Lấy mẫu sinh thiết: Lấy mẫu sinh thiết nhỏ để phân tích trong phòng thí nghiệm tìm kiếm dấu hiệu hoặc triệu chứng của viêm bàng quang. Tuy nhiên, thí nghiệm này có thể không cần thiết nếu đây là lần đầu tiên bạn có triệu chứng của viêm bàng quang.
  • Hình ảnh: Chuẩn đoán bằng hình ảnh soi bàng quang thường hiếm khi cần thiết nhưng trong một số trường hợp, khi không tìm thấy dấu hiệu viêm nhiễm bàng quang thì bác sĩ có thể tiến hành X quang hoặc siêu âm để loại trừ các nguyên nhân tiềm năng khác gây ra viêm bàng quang như khối u hoặc cấu trúc bất thường.

Phương pháp điều trị viêm bàng quang

Điều trị viêm bàng quang do vi khuẩn cần phải dùng đến kháng sinh. Điều trị viêm bàng quang không do vi khuẩn phụ thuộc vào nguyên nhân cơ bản.

1. Điều trị viêm bàng quang do vi khuẩn

Viêm bàng quang do vi khuẩn điều trị bằng kháng sinh. Thời gian điều trị bằng kháng sinh phụ thuộc vào sức khỏe tổng thể và nguyên nhân vi khuẩn được tìm thấy.

  • Viêm bàng quang lần đầu: Thông thường, triệu chứng viêm bàng quang có thể cải thiện trong vòng một đến hai ngày dùng thuốc. Tuy nhiêm, bệnh nhân vẫn cần dùng tiếp kháng sinh từ 3 ngày đến một tuần, phụ thuộc vào sự nghiêm trọng của nhiễm trùng. Bất kể điều trị kéo dài bao lâu, bệnh nhân cần bảo đảm dùng toàn bộ đợt kháng sinh theo quy định của bác sĩ để nhiễm trùng hoàn toàn tiêu diệt.
  • Nhiễm trùng bàng quang tái phát: Nếu bạn bị viêm bàng quang tái phát, bác sĩ có thể kéo dài lộ trình điều trị bằng kháng sinh hoặc đề nghị bạn đến bác sĩ chuyên khoa để kiểm tra bất thường trong đường tiểu. Đối với một số phụ nữ, kê một liều thuốc kháng sinh sau khi quan hệ tình dục có thể giúp ích.
  • Nhiễm trùng bàng quang tại bệnh viện: Nhiễm trùng bàng quang tại bệnh viện là một vấn đề khá nghiêm trọng vì vi khuẩn bệnh viện có thể đề kháng với tất cả các loại kháng sinh được sử dụng. Do đó, bác sĩ có thể kết hợp nhiều loại thuốc kháng sinh và các biện pháp điều trị khác nhau.

2. Điều trị viêm bàng quang kẽ

  • Nguyên nhân viêm bàng quang kẽ là không chắc chắn. Do đó, không có biện pháp điều trị nào hiệu quả cho mọi trường hợp. Việc điều trị tập trung vào việc giảm nhẹ các triệu chứng của viêm bàng quang, bao gồm:
  • Dùng thuốc uống hoặc đưa thuốc trực tiếp vào bàng quang.
  • Thao tác bàng quang để cải thiện các triệu chứng, đôi khi phải tiến hành phẫu thuật bàng quang.
  • Dùng xung điện nhẹ để giảm đau vùng chậu.

3. Điều trị viêm bàng quang không truyền nhiễm:

Nếu viêm bàng quang do nhạy cảm với hóa chất như xà bông, chất diệt tinh trùng… thì cần phải tránh sử dụng các sản phẩm này.

Viêm bàng quang phát triển như là một biến chứng của hóa trị hoặc xạ trị thì bác sĩ sẽ dùng thuốc giảm đau và hydrat hóa để loại chất kích thích bàng quang. Viêm bàng quang có thể tự giải quyết sau khi hóa trị kết thúc.

Phong cách sống và biện pháp khắc phục

Viêm bàng quang sẽ gây ra khó chịu nhưng bạn có thể thực hiện các biện pháp sau để giảm nhẹ triệu chứng:

  • Chườm nóng: Sử dụng miếng đệm nóng đặt trên bụng để giúp giảm thiểu cảm giác áp lực bàng quang hoặc đau đớn.
  • Uống nhiều nước: Uống nhiều nước để làm sạch bàng quang, tránh xa cà phê, rượu, nước cam… cũng như các thức ăn cay khác. Chúng có thể gây kích thích đường tiểu và làm trầm trọng hiện tượng tiểu nhiều, tiểu gấp.
  • Tắm bồn: Ngâm mình trong nước nóng ấm từ 15 đến 20 phút sẽ giúp làm giảm các cơn đau.

Phòng chống viêm bàng quang:

Phòng chống viêm bàng quang rất cần thiết cho những phụ nữ đã có bệnh nhiễm trùng bàng quang lặp đi lặp lại.

  • Uống nhiều nước: Nước rất quan trọng, đặc biệt với những người đang trải qua quá trình hóa trị, xạ trị.
  • Đi tiểu thường xuyên: Đi tiểu ngay khi có nhu cầu.
  • Vệ sinh cá nhân sạch sẽ: Vệ sinh vùng kín hàng ngày, lau từ trước ra sau khi đi tiểu.
  • Tắm vòi sen: Tắm vòi sen sẽ giúp ngăn cản vi khuẩn xâm nhập vào trong vùng kín.
  • Vệ sinh cá nhân trước và sau khi giao hợp: Uống một ly nước đầy sau khi giao hợp để đi tiểu, giúp đẩy vi khuẩn ra. Hạn chế sử dụng thuốc xịt khử mùi và các dung dịch vệ sinh phụ nữ vùng sinh dục, vì có thể gây kích thích niệu đạo và bàng quang.

Cập nhật lần cuối: 16-10-2022 15:00:54