Bệnh giang mai là gì? Nguyên nhân, triệu chứng & điều trị

Lượt xem: 5323

Bệnh giang mai (Syphilis) là một trong số các bệnh xã hội lây qua đường tình dục do xoắn khuẩn Treponema pallidum (một loại vi khuẩn spirochaete với các phân loài gây ra bệnh giang mai , bejel và yaws) gây ra lây nhiễm cho da, miệng, các cơ quan sinh dục và hệ thần kinh của người bệnh. Bệnh giang mai có thể chữa trị và không gây tổn thương nghiêm trọng nếu bệnh được phát hiện sớm.

Bị bệnh giang mai là do đâu?

Nguyên nhân của bệnh giang mai là do một loại vi khuẩn có tên Treponema pallidum gây ra. Con đường lây nhiễm chủ yếu của bệnh giang mai đó là qua việc quan hệ tình dục không an toàn với người mắc bệnh dưới bất kể hình thức quan hệ nào như quan hệ qua đường miệng, âm đạo và hậu môn...

Trong một số trường hợp hiếm khi xảy ra vi khuẩn có thể lây truyền qua các vết xước trên bề mặt da nếu có tiếp xúc với vết lở loét của người bệnh.

Bạn cũng cần biết: Bệnh giang mai không thể lây lan thông qua việc sử dụng cùng một nhà vệ sinh, bồn tắm, mặc chung quần áo hoặc dụng cụ ăn uống, hoặc từ tay nắm cửa, bể bơi hoặc bồn tắm nước nóng...

Dấu hiệu của bệnh giang mai - Bạn có thể không nhận thấy

Giang mai khá khó nhận biết, ngay cả khi bạn mắc bệnh rất có thể nó cũng không hề có triệu chứng gì hoặc có các triệu chứng rất nhẹ. Đó chính là nguyên nhân chính khiến bệnh lây truyền cho người khác rất nhanh.

Hơn thế nữa, bệnh giang mai cũng có nhiều biểu hiện khiến bạn nhầm lẫn với các bệnh khác xảy ra cùng lúc do có nhiều  giai đoạn khác nhau nên bạn càng phải chú ý hơn:

Bệnh giang mai giai đoạn 1

Các triệu chứng của giang mai giai đoạn 1 xuất hiện sau 3 – 4 tuần khi người bệnh có sự tiếp xúc với xoắn khuẩn giang mai, triệu chứng đầu tiên đó là trên cơ thể người bệnh xuất hiện các vết loét hay còn gọi là săng giang mai, chúng không hề gây đau đớn cho người bệnh.

Vị trí xuất hiện chủ yếu của săng giang mai đó là tại bộ phận sinh dục của người bệnh, hoặc cũng có thể xuất hiện tại miệng, hậu môn... Các săng giang mai thường tự biến mất mà không cần điều trị, tuy nhiên bệnh lúc này bắt đầu phát triển sang giai đoạn 2.

Bệnh giang mai giai đoạn 2

Sau 6 – 12 tuần nếu bệnh giang mai không được điều trị thì sẽ bắt đầu xuất hiện các triệu chứng của bệnh giang mai giai đoạn 2, người bệnh sẽ có các triệu chứng như sốt, nhức đầu, đau khớp, nổi các nốt ban đối xứng trên khắp cơ thể đặc biệt là tại lòng bàn tay, bàn chân, đau họng, nổi hạch và cơ thể cảm giác mệt mỏi.

Nếu chú ý, bệnh nhân có thể nhìn thấy sự xuất hiện các mảng sần, vết loét trên niêm mạc da với nhiều kích thước khác nhau.

Một số trường hợp hiếm kèm theo khi mắc giang mai có thể là viêm gan, viêm thận, viêm khớp, viêm dây thần kinh thị giác.

Bệnh giang mai giai đoạn tiềm ẩn

Bạn có thể hình dung, Bệnh giang mai khi ở giai đoạn tiềm ẩn thì thường không có triệu chứng rõ ràng, bệnh chỉ được xác định khi xét nghiệm huyết thanh, giai đoạn này có thể kéo dài tới nhiều năm mà không có bất kỳ triệu chứng nào khác để nhận biết.

Bệnh giang mai giai đoạn 3

Sau khi nhiễm bệnh từ 10 – 40 năm sẽ xuất hiện các triệu chứng của giang mai giai đoạn 3, những triệu chứng này khá rõ ràng, bệnh sẽ gây ra những tổn thương thương tim mạch và não với các hình thức đó là giang mai thần kinh, giang mai tim mạch, củ giang mai. (Đến thời điểm này Giang mai không còn khả năng lây lan nữa).

  • Củ giang mai: Xuất hiện sau khi nhiễm bệnh từ 1 – 46 năm, với hình dạng là hình cầu hoặc mặt phẳng, kích thước nhỏ bằng hạt ngô;
  • Giang mai thần kinh: Gây ảnh hưởng tới hệ thống thần kinh trung ương, xảy ra sau 4 – 25 nhiễm bệnh, bệnh gây các vấn đề thần kinh như đột quỵ, động kinh, người bệnh bị ảo giác;
  • Giang mai tim mạch: Xảy ra sau khi nhiễm bệnh từ 10 – 30 năm, biến chứng phình mạch là biến chứng thường gặp .

Biến chứng của giang mai khôn lường

Theo những thống kê từ các tổ chức Y tế, Giang mai là căn bệnh xã hội nguy hiểm chỉ đứng sau HIV/AIDS do có thể gây tử vong cho người bệnh. Bệnh cũng đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng của phụ nữ mang thai cùng thai nhi nếu như mắc phải.

Điều trị giang mai có thể giúp tiêu diệt xoắn khuẩn, ngăn ngừa thiệt hại trong tương lai nhưng không thể thay đổi hoặc đảo ngược các biến chứng đã xảy ra:

  • U giang mai: Ở giai đoạn cuối, u giang mai có thể xuất hiện tại bất cứ đâu trên cơ thể như da, xương, gan… tạo loét vĩnh viễn;
  • Các vấn đề cho hệ thần kinh: Bệnh nhân bị viêm màng não, rối loạn chức năng tình dục ở nam giới, mất cảm giác đau và nhiệt độ, tiểu tiện không tự chủ, mất thính giác…
  • Các bệnh về tim mạch: Phình động mạch và viêm động mạch chủ, thậm chí là hỏng van tim, vỡ mạch, dẫn đến tử vong;
  • Biến chứng cho thai phụ và thai nhi: Giang mai khiến phụ nữ mang thai dễ bị sảy thai, thai chết lưu, chết trước hoặc chết sau khi sinh. Ngoài ra, thai nhi dễ mắc giang mai bẩm sinh từ mẹ, bị ảnh hưởng trầm trọng đến sự phát triển về thể chất và trí tuệ của trẻ;
  • Tăng nguy cơ nhiễm HIV: Người bệnh giang mai có nguy cơ bị lây nhiễm HIV/AIDS từ 2 đến 5 lần hơn so với người khác do các vết loét giang mai gây tổn thương ngoài da, tạo điều kiện thuận lợi cho virus xâm nhập.

Bệnh giang mai được điều trị như thế nào?

Xét nghiệm chẩn đoán bệnh giang mai

Để chẩn đoán bệnh giang mai, bác sĩ sẽ tiến hành khám lâm sàng tại bộ phận của các cơ quan sinh dục, miệng, hậu môn. Nếu phát hiện bệnh giang mai bác sĩ sẽ lấy dịch từ các vết loét, mảng niêm mạc, sẩn, hạch... soi kính hiển vi nền đen để xác định sự có mặt của xoắn khuẩn giang mai.

Lấy máu, chiết lấy huyết thanh để thực hiện các phản ứng huyết thanh:

  • Phản ứng cổ điển (không đặc hiệu): Bao gồm các phản ứng kết hợp bổ thể (BW) phản ứng lên bông (Kahn Citochol,...)
  • Các phản ứng dùng kháng nguyên cardiolipin: RPR, VDRL...
  • Phản ứng đặc hiệu: Phản ứng bất động xoắn khuẩn (TPI), phản ứng miễn dịch huỳnh quang (FTA - Abs), phản ứng ngưng kết hồng cầu (TPHA hay MHA - TP)…

Phương pháp điều trị giang mai hiện nay

Tùy vào mức độ của bệnh giang mai mà bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh những phương pháp điều trị bệnh giang mai khác nhau:

  • Nếu bệnh giang mai ở giai đoạn đầu được phát hiện kịp thời, mức độ của bệnh vẫn còn nhẹ thì có thể sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị hiệu quả;
  • Ở giai đoạn biến chứng của bệnh giang mai, phương pháp điều trị sẽ phức tạp hơn so với giai đoạn đầu, người bệnh cần dùng kháng sinh với thời gian kéo dài;
  • Ngoài ra người bệnh cũng phải thường xuyên xét nghiệm máu trong suốt quá trình điều trị để đảm bảo đã loại bỏ được hoàn toàn xoắn khuẩn giang mai trong cơ thể, bệnh đã được điều trị triệt để.

Sau khi tiến hành điều trị giang mai bằng các phương pháp trên mà người bệnh nhận thấy không hiệu quả đáng kể, lúc này người bệnh nên yêu cầu bác sĩ thay đổi phương pháp chữa bệnh để tránh giang mai tiến triển giai đoạn nặng hơn mà gây ra khó chữa trị.

Đối với những người bệnh giang mai khi đến khám chữa bệnh tại phòng khám đa khoa Thái Hà, chuyên gia bệnh xã hội của phòng khám sẽ tiến hành xét nghiệm sàng lọc để đưa ra chẩn đoán về bệnh chính xác, sau đó áp dụng phương pháp miễn dịch cân bằng để điều trị giang mai hiệu quả, nhanh chóng, tránh tái phát bệnh trở lại về lâu dài.

Nguyên lý áp dụng phương pháp miễn dịch cân bằng để chữa bệnh giang mai hiệu quả diễn ra theo các bước như:

  • Bác sĩ tiến hành dùng thiết bị hiện đại để xâm lấn vào toàn bộ vùng bệnh, đảm bảo tiếp cận và nắm bắt chính xác những vị trí có xoắn khuẩn giang mai hoạt động.
  • Tiến hành diệt trừ toàn bộ xoắn khuẩn giang mai bằng sóng điện từ, đảm bảo diệt trừ toàn bộ các xoắn khuẩn gây bệnh ở mọi ngóc ngách cơ thể người bệnh, loại trừ trường hợp mà xoắn khuẩn ẩn náu ở vị trí khó tìm vì thiết bị hiện đại sẽ dò ra nhanh chóng.
  • Bệnh nhân được nhận các tế bào miễn dịch để phục hồi sức đề kháng của bản thân nhanh chóng, đảm bảo miễn dịch của bản thân được cân bằng lại, tăng hiệu quả chữa bệnh tối ưu.
  • Hiệu quả chữa bệnh bằng phương pháp miễn dịch cân bằng cao, hạn chế tái phát tối đa, thời gian chữa bệnh ngắn nên kinh phí điều trị bệnh không quá lớn, đảm bảo cho người bệnh trở về cuộc sống bình thường nhanh chóng.

Bệnh nhân được phát hiện ra mầm bệnh giang mai có trong cơ thể càng sớm càng tốt, cho nên, mọi người không nên vì quá tin tưởng vào một phương pháp điều trị bệnh không hiệu quả mà bỏ lỡ đi các cơ hội chữa khỏi bệnh triệt để nhanh chóng.

Ngoài ra, sau khi chữa khỏi bệnh giang mai bằng kỹ thuật hiện đại, bệnh nhân nên chú ý nghỉ ngơi, tránh lao động nặng, không quan hệ tình dục trong khoảng 2 tuần sau điều trị. Bên cạnh đó, chú ý bảo vệ bản thân để tránh mắc bệnh trở lại.

Phòng tránh bệnh giang mai điều bạn cần biết

Bệnh giang mai là một trong số các bệnh xã hội lây nhiễm qua đường tình dục và biến chứng với những hậu quả khủng khiếp. Hãy có sự hiểu biết, hãy tự bảo vệ chính mình và mọi người, bạn cần có những cách phòng tránh an toàn:

  • Duy trì đời sống tình dục an toàn, chung thủy với một bạn tình duy là cách hiệu quả phòng tránh bệnh giang mai;
  • Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục;
  • Không quan hệ bằng miệng;
  • Cần phải ngưng việc quan hệ tình dục nếu phát hiện bạn tình hoặc bản thân mắc bệnh;
  • Vệ sinh sạch sẽ trước và sau khi quan hệ tình dục;
  • Thực hiện khám sức khỏe tổng quát trước khi có ý định mang thai để đảm bảo sức khỏe đảm bảo không mắc bệnh có nguy cơ lây nhiễm sang cho thai nhi;
  • Hạn chế sử dụng các đồ dùng cá nhân với người khác, đặc biệt đối với bệnh nhân giang mai.

Nếu không may mắc phải căn bệnh giang mai, bạn nên nhờ tới một chuyên gia về bệnh truyền nhiễm hoặc tham khảo ý kiến ​​bác sĩ da liễu để đưa ra lời khuyên hữu ích và liệu trình điều trị bệnh một cách hiệu quả.

Ngoài ra, Bệnh giang mai có thể được báo cáo cho các cơ quan y tế công cộng trong một số khu vực pháp lý để có hướng phòng tránh và khắc phục. Trung tâm kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) những Báo cáo về tỷ lệ mắc bệnh và tử vong hàng tuần (MMWR) là những tài liệu tham khảo được cập nhật tuyệt vời, bạn có thể tham khảo trực tiếp những thông tin cần thiết.

Cập nhật lần cuối: 16-10-2022 15:05:19