Bệnh giang mai lây qua đường nào 16-3

Lượt xem: 4087

Hiện nay số người mắc các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục (sexually transmitted infection – STI) đang ngày càng gia tăng, hơn nữa theo tổ chức y tế thế giới thì có khoảng hơn 30 loại bệnh được xếp vào nhóm STI, trong đó có bệnh giang mai gây ảnh hưởng lớn tới sức khoẻ của con người chúng ta.

Tỷ lệ lây nhiễm bệnh giang mai ngày một gia tăng, căn bệnh này không chỉ lây qua đường quan hệ tình dục không an toàn mà nó còn có thể lâyq au đường miệng, đường máu. Việc nắm rõ bệnh giang mai lây qua đường nào? Sẽ giúp người bệnh phòng tránh hiệu quả.

Bệnh giang mai là gì?

Bệnh giang mai là một bệnh nhiễm khuẩn do Treponema pallidum gây ra. Vi khuẩn giang mai xâm nhập trực tiếp vào cơ thể khi quan hệ không được bảo vệ (đường âm đạo, hậu môn hay miệng). Xoắn khuẩn giang mai còn có thể lây truyền từ mẹ sang con trong thời kỳ bào thai từ tháng 4 trở đi, do xoắn khuẩn này xâm nhập máu thai nhi qua dây rốn. 

Cấu tạo bộ phận sinh dục ở dạng mở mà người phụ nữ dễ bị lây nhiễm các bệnh tình dục hơn  nam giới, kể cả bệnh giang mai. Bệnh giang mai nếu như không được điều trị kịp thời rất có thể gây nên những tổn thương tại tất cả các bộ phận trong cơ thể như viêm loét bộ phận sinh dục, đau nhức cơ xương, thậm chí gây ảnh hưởng đến nội tạng.

Bệnh giang mai lây qua đường nào?

Nguyên nhân gây bệnh giang mai rất rõ ràng, do xoắn khuẩn Treponema pallidum. Xoắn khuẩn giang mai không chịu được nhiệt độ cao ở nhiệt độ phòng từ 20 đến 30 độ C, vi khuẩn này sẽ chết nhưng mức độ lây lan và bùng phát cực kỳ nhanh. Bệnh giang mai lây qua đường nào? Các nghiên cứu được khẳng định bệnh giang mai lây lan qua những con đường sau đây.

  • Quan hệ tình dục: Vết loét sẽ xuất hiện quanh dương vật, âm đạo, hậu môn hoặc trực tràng. Bạn có thể mắc bệnh giang mai nếu tiếp xúc trực tiếp với vết loét giang mai khi quan hệ tình dục qua âm đạo, hậu môn hoặc miệng. Đây là con đường lây truyền chính của giang mai, gây bệnh chủ yếu cho những người có xu hướng quan hệ tình dục không an toàn, quan hệ với nhiều người, quan hệ với gái mại dâm…

  • Lây truyền từ mẹ sang con: Mẹ mắc bệnh giang mai có thể truyền bệnh cho con qua nhau thai từ tháng thứ 4 trở đi. Nếu như trước khi mang thai người mẹ bị bệnh giang mai mà không được phát hiện và điều trị kịp thời hoặc điều trị không triệt để thì bệnh lậu sẽ lây truyền sang con qua đường tuần hoàn, phôi nhau thai. Điều này làm cho đứa trẻ ngay từ khi trong bụng mẹ đã bị mắc bệnh, rất nhiều hiện tượng đứa trẻ bị dị dạng khi sinh ra do bị bệnh từ mẹ truyền sang.

  • Lây truyền qua đường máu: Việc sử dụng chung bơm kim tiêm, truyền máu hoặc nhận máu có chứa vi khuẩn giang mai thì khả năng mắc bệnh rất cao. Do đó, bạn nên hạn chế việc sử dụng bơm kim tiêm, không nhận máu khi chưa xác định có an toàn hay không, việc này sẽ đảm bảo bạn không bị mắc bệnh giang mai cũng như nhiều bệnh xã hội khác.

Chú ý: Các yếu tố làm tăng nguy cơ lây lan giang mai là bị nhiễm HIV/AIDS, bị thương tổn ở bộ phận sinh dục, có hành vi tình dục không được bảo vệ như quan hệ với gái mại dâm, quan hệ đồng giới. Do xoắn khuẩn giang mai là một xoắn khuẩn yếu, chết nhanh chóng khi ra khỏi cơ thể nên giang mai rất khó lây lân qua các tiếp xúc gián tiếp như việc dùng chung nhà vệ sinh, bồn tắm, dụng cụ ăn uống…

Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh giang mai cao

Bệnh giang mai lây lan giữa người với người thông qua các tiếp xúc trongq uan hệ tình dục. Bất cứ ai có quan hệ tình dục đều có thể mắc bệnh gaing mai, bao gồm cả quan hệ qua đường hậu môn, âm đạo hoặc bằng miệng. Cụ thể:

  • Bạn có quan hệ đồng tính hoặc lưỡng tính.

  • Quan hệ tình dục với nhiều người.

  • Bạn có bạn tình từng mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục (STD).

  • Bạn có bạn tình mới.

  • Bạn từng mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác.

Một số thông tin cho rằng bệnh giang mai có lây lan qua việc dùng chung vật dụng cá nhân như khăn tắm, quần lót… hoặc các tiếp xúc như ôm hôn thông thường nhưng những trường hợp này thường sẽ hiếm gặp hơn.

Bài viết liên quan:

Biến chứng khó lường của bệnh giang mai

 

Biến chứng của bệnh giang mai rất phổ biến và xảy ra ở khắp các bộ phận trên cơ thể như mắt, họng, thanh quản, cột sống, khớp, cơ, hệ thần kinh não bộ và các cơ quan nội tạng như ruột non và dạ dày. Cụ thể:

  • Gây tàn tật và tử vong: Sau khi thay đổi kết cấu xoắn khuẩn giang mai biến thể độc tính sẽ phá hoại hệ xương khớp, gây tàn tật thậm chí nguy hại đến tính mạng người bệnh.

  • Tổn thương hệ thần kinh: Người mắc bệnh giang mai kéo dài có thể gặp các hiện tượng như suy giảm chức năng thần kinh thị giác, ảo giác, đột quỵ, trầm cảm, thoái hoá nãi, suy nhược thần kinh ảo giác, động kinh, lao tuỷ, tổn thương ngoài viêm màng não, bại liệt…

  • Rối loạn cảm giác: Những người mắc bệnh giang mai thường bị rối loạn cảm giác, xuất hiện các cơn đau ngẫu nhiên lan từ đầu xuống chân. Người bệnh ở giai đoạn cuối sẽ gặp khó khăn trong vấn đề di chuyển, thậm chí là bị bại liệt.

  • Gây tổn thương nội tạng: Bệnh giang mai có thể gây ra những tổn thương tới nội tạng tại các bộ phận như tim mạch, gan, dạ dày, hô hấp…

  • Gây tàn tật và tử vong cho người bệnh, phá hoại hệ xương khớp.

  • Phụ nữ có thai nếu mắc bệnh giang mai sẽ có nguy cơ sảy thai, đẻ non, thai chết lưu hoặc lây truyền bệnh cho con.

  • Ngoài ra bệnh còn ảnh hưởng đến các cơ quan khác như gây ra bệnh viêm giác mạc, viêm màng kết, viêm dây thần kinh thị giác, viêm võng mạc, viêm khớp…

Điều trị bệnh giang mai hiệu quả

 

Mặc dù là căn bệnh gây nhiều biến chứng nguy hiểm, nhưng giang mai có thể chữa khỏi nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng.

  • Điều trị giang mai giai đoạn đầu và giang mai giai đoạn 2: Một liều kháng sinh tiêm là đủ. Bác sĩ có thể sử dụng các loại kháng sinh khác nhau thay thế ở dạng viên nén nếu bạn bị dị ứng với một loại kháng sinh nào đó.

  • Giai đoạn sau: Điều trị bằng kháng sinh đặc trị, thời gian tiêm kéo dài.

  • Giai đoạn biến chứng: Bệnh nhân bị giang mai thần kinh cần tiêm thuốc kháng sinh liều cao vào tĩnh mạch tối thiểu 10 ngày. Điều trị giang mai giai đoạn này mặc dù có thể tiêu diệt được xoắn khuẩn nhưng không thể cải thiện được các biến chứng đã phát sinh.

Lời khuyên: Việc điều trị giang mai cần được tiến hành càng sớm càng tốt, tuân thủ chỉ định của bác sĩ, điều trị kết hợp cho cả vợ và chồng, cả hai cần phải kiêng quan hệ tình dục trong quá trình điều trị. Nếu bệnh nhân không kiên trì, bỏ dở nửa chừng sẽ làm cho bệnh trở nên nặng nề hơn, gặp nhiều khó khăn và tốn kém chi phí. Ngay cả khi đã chữa khỏi giang mai, bệnh vẫn có thể tái phát. Do đó, người bệnh cần phải tuân thủ các nguyên tắc trong phòng và chữa bệnh giang mai.

Hy vọng với những thông tin hữu ích được cung cấp trên bạn đã biết được bệnh giang mai lây qua đường nào. Đồng thời bạn cũng biết được những tác hại mà chúng đem lại để chữa trị kịp thời . Nếu bạn còn bất cứ thắc mắc nào khác cần được tư vấn hãy gọi điện thoại đến đường dây nóng theo số  hoặc click vào mục bác sĩ tư vấn để được tư vấn cụ thể hơn.

Cập nhật lần cuối: 16-03-2024 15:16:28