- Trang chủ /
- Nam khoa /
- Viêm niệu đạo /
- Bệnh viêm niệu đạo: Nguyên nhân dấu hiệu biến chứng cách chữa
Bệnh viêm niệu đạo: Nguyên nhân dấu hiệu biến chứng cách chữa
Niệu đạo là một bộ phận của hệ tiết niệu, chính là một ống nối dài từ bàng quang ra lỗ tiểu để đưa nước tiểu ra ngoài, đồng thời, có chức năng dẫn tinh khi nam giới xuất tinh.
Triệu chứng điển hình của viêm niệu đạo là đau khi đi tiểu. Viêm niệu đạo chủ yếu do vi khuẩn gây ra và có thể điều trị bằng kháng sinh.
Nguyên nhân viêm niệu đạo chủ yếu là do các bệnh lây truyền qua đường tình dục, được chia làm hai loại chính là viêm niệu đạo do lậu và viêm niệu đạo không do lậu.
Viêm niệu đạo là gì (urethritis)
Viêm niệu đạo là hiện tượng bàng quang hoặc ống niệu đạo nơi dẫn nước tiểu ra ngoài cơ thể bị sưng tấy và đỏ ửng, gây hiện tượng buồn tiểu liên tục, tiểu đau.
Nguyên nhân gây viêm niệu đạo chủ yếu do vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng hoặc nguyên nhân cơ học.
Viêm niệu đạo không giống với viêm đường tiết niệu. Viêm niệu đạo có thể là tổn thương duy còn viêm đường tiết niệu ảnh hưởng đến cả bộ máy đường tiết niệu bao gồm có thể phối hợp với viêm bàng quang, viêm thận, bể thận, viêm tuyến tiền liệt… Mặc dù chúng có nhiều triệu chứng tương tự nhưng có các phương pháp điều trị khác nhau, phụ thuộc vào nguyên nhân gốc.
Viêm niệu đạo có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, cả nam và nữ. Tuy nhiên, phụ nữ có nguy cơ mắc viêm niệu đạo hơn so với nam giới do đường niệu đạo của phụ nữ ngắn hơn nên vi khuẩn dễ xâm nhập và gây viêm hơn.
Triệu chứng viêm niệu đạo
Khoảng 25% bệnh nhân bị viêm niệu đạo không do lậu không có triệu chứng của bệnh và chỉ đến bác sĩ khi bệnh tình của bạn tình được phát hiện. Ở nữ giới, có đến 75% bệnh nhân nhiễm Chlamydia trachomatis
Triệu chứng chính của viêm niệu đạo là đau khi đi tiểu. Ngoài cảm giác đau, bệnh nhân còn xuất hiện các triệu chứng khác như sau:
- Dịch sinh dục ra nhiều: Có thể màu vàng, màu xanh hoặc nâu, hoặc lẫn máu, dịch sinh dục ra nhiều không liên quan đến hoạt động tình dục.
- Khó khăn khi đi tiểu: Thường ở lỗ niệu đạo của nam giới, triệu chứng khó chịu là khi đi tiểu vào buổi sáng, càng uống nhiều rượu, cảm giác khó chịu càng gia tăng; tiểu nhiều, tiểu gắt cũng thỉnh thoảng xuất hiện.
- Ngứa ngáy khó chịu: Cảm giác ngứa ngáy, khó chịu ở lỗ niệu đạo và vùng sinh dục, nơi khu vực da nhạy cảm với những kích thích.
- Đau: Đau vùng sinh dục, đặc biệt là khi quan hệ tình dục.
- Các triệu chứng chung của cơ thể: Viêm niệu đạo đơn giản không gây sốt hoặc bệnh nặng. Tuy nhiên, nếu bệnh lây lan sang đường sinh dục hoặc đường tiết niệu vào máu thì có thể gây nên đau lưng, đau bụng, sốt cao, buồn nôn, nôn mửa, sưng khớp…
Triệu chứng viêm niệu đạo ở nam và nữ giới:
Cả nam và nữ giới đều có thể bị viêm niệu đạo, triệu chứng có thể khác nhau một chút. Một số người không hề có triệu chứng.
Triệu chứng viêm niệu đạo ở nam giới
- Nam giới có thể trải qua một trong những triệu chứng viêm niệu đạo dưới đây:
- Cảm giác bỏng cháy khi đi tiểu.
- Ngứa ngáy, khó chịu, sưng tấy xung quanh lỗ tiểu.
- Xuất hiện máu khi xuất tinh hoặc tiểu tiện.
- Dịch niệu đạo ra nhiều.
- Hạch bạch huyết mở rộng ở vùng bẹn.
- Mủ niệu đạo.
- Đau khi xuất tinh.
- Một số ít nam giới có hạch bạch huyết mở rộng.
Triệu chứng viêm niệu đạo ở nữ giới
- Triệu chứng viêm niệu đạo ở nữ giới bao gồm:
- Lúc nào cũng cảm giác muốn tiểu, đi tiểu thường xuyên, tiểu gấp.
- Khó chịu khi tiểu tiện.
- Cảm giác nóng rát hoặc khó chịu khi đi tiểu.
- Đau bụng và đau vùng chậu, đau khi giao hợp.
- Ngứa ngáy
- Sốt và ớn lạnh
- Ra dịch âm đạo bất thường có thể xuất hiện cùng với quá trình tiểu tiện.
Một số bệnh nhân không xuất hiện các triệu chứng đáng chú ý, đặc biệt là phụ nữ. Ở nam giới, các triệu chứng thường rất mờ nhạt nếu viêm niệu đạo do chlamydia hoặc trichomoniasis gây ra. Do đó, bạn cần đi khám bác sĩ nếu nghi ngờ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
Nguyên nhân viêm niệu đạo
Hầu hết các trường hợp viêm niệu đạo là do nhiễm phải vi rút hoặc phổ biến hơn cả là do vi khuẩn. Một số trường hợp viêm niệu đạo là do nhiễm trùng roi Trichomonas.
Viêm niệu đạo do vi khuẩn: Các chủng vi khuẩn có thể gây viêm cho bóng đái và thận chính là các vi khuẩn có thể gây viêm cho niệu đạo. Loài vi khuẩn tồn tại tự nhiên trong đường sinh dục cũng có thể gây viêm cho đường tiết niệu. Những chủng vi khuẩn có thể gây ra các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STIs) cũng gây nên viêm niệu đạo.
- Theo CDC (Trung tâm phòng và ngừa bệnh tật của Hoa Kì), chủng vi khuẩn gây ra viêm niệu đạo phổ biến bao gồm:
- E.coli và các vi khuẩn khác hiện diện trong phân.
- Gonococcus: Vi khuẩn lây truyền qua đường tình dục, gây nên bệnh lậu.
- Chlamydia Trachomatis: Một trong những vi khuẩn lây truyền qua đường tình dục phổ biến , ảnh hưởng đến cả nam và nữ.
- Mycoplasma genitalium
Các bệnh lây truyền qua đường tình dục như Gonorrhea and Chlamydia chỉ có thể gây viêm cho niệu đạo nhưng nó có thể ảnh hưởng đến cơ quan sinh dản của nữ giới, gây ra viêm vùng chậu mãn tính (PID – pelvic inflammatory disease).
Viêm niệu đạo do vi rút: Một số virus có thể làm cho viêm niệu đạo phát sinh, bao gồm Human papillomavirus (HPV), herpes simplex virus (HSV1 và HSV2) và cytomegalo virus (CMV).
Viêm niệu đạo do trùng roi: Trichomonas là loài si vinh vật đơn bào có thể lây truyền qua đường tình dục và gây nên viêm niệu đạo.
Những người có nhiều khả năng viêm niệu đạo bao gồm:
- Có tiền sử mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục. Hoặc tham gia vào hành vi tình dục có nguy cơ cao như quan hệ tình dục với nhiều người, quan hệ tình dục với gái mại dâm và quan hệ đồng tính.
- Viêm niệu đạo cũng có thể là do nhạy cảm với hóa chất được sử dụng trong chất diệt tinh trùng, xà phòng, kem hoặc bọt…
- Thuốc khử trùng, thuốc sát trùng hoặc các sản phẩm khác cũng có thể gây kích thích tạm thời trong niệu đạo.
- Thủ dâm mạnh bạo cũng có thể là nguyên nhân gây viêm cho nam và nữ giới.
- Chấn thương nhẹ, mặc quần áo thô, cọ sát vào dương vật, cũng như hoạt động tình dục mạnh mẽ, thủ dâm mạnh bạo… có thể dẫn đến viêm niệu đạo.
- Viêm niệu đạo mãn tính thường kéo dài hàng tuần (có thể hàng tháng), đôi lúc biến mất hoặc trở lại có thể là do vi khuẩn gây ra nhưng cũng có thể là do hẹp ống niệu đạo.
Các dạng viêm niệu đạo
- Viêm niệu đạo do lậu: Vi khuẩn lậu có tên đầy đủ là Neisseria gonorrhoeae là nguyên nhân chính khiến nhiều bệnh nhân bị viêm niệu đạo do lậu.
- Viêm niệu đạo không do lậu: Lậu và các vi khuẩn tương tự cùng lây truyền qua đường tình dục là nguyên nhân gây ra 20% các trường hợp mắc viêm niệu đạo, phổ biến trong nhóm này là vi khuẩn Chlamydia trachomatis.
Chú ý: Một bệnh nhân có thể mắc nhiều vi khuẩn gây viêm niệu đạo khác nhau trong cùng một thời điểm, đặc biệt là nữ giới.
Chẩn đoán viêm niệu đạo
Bác sĩ sẽ thăm hỏi tiền sử bệnh tật, các triệu chứng xuất hiện và tiến hành kiểm tra lỗ tiết niệu mở, đỏ và các dấu hiệu bất thường như sưng hoặc đau ở niệu đạo… tất cả các dấu hiệu của bệnh lây truyền qua đường qua đường tình dục.
Cụ thể, đối với đàn ông, bác sĩ sẽ kiểm tra vùng bụng, bìu, dương vật và sờ bàng quang để phát hiện sưng và chảy máu. Đối với phụ nữ, bác sĩ sẽ thăm khám vùng bụng, vùng chậu để kiểm tra sự đau nhức của niệu đạo và bụng dưới.
Nếu như bệnh nhân bị đau khi đi tiểu, thì có thể dự đoán là viêm nhiễm đã phát sinh. Các xét nghiệm chẩn đoán viêm niệu đạo và nguyên nhân của nó bao gồm:
- Soi dịch niệu đạo: Dùng miếng gạc bông để chèn 1-4 cm vào niệu đạo và xoay một lần, lấy dịch niệu đạo hoặc dịch sinh dục đẻ soi dưới kính hiển vi. Xét nghiệm nước tiểu giúp loại trừ viêm bàng quang, viêm bể thận.
- Xét nghiệm chuyên môn sẽ được thực hiện trong trường hợp bác sĩ nghi ngờ một bệnh lây truyền qua đường tình dục cụ thể nào đó như gonorrhoeae, Chlamydia hoặc các vi khuẩn khác. Các xét nghiệm này bao gồm: Nhuộm màu Gram, nuôi cấy N gonorrhoeae và C trachomatis, xét nghiệm khuếch đại axit nucleic (PCR cho N.gonorrhoeae, Chlamydia), kiểm tra sự hiện diện của nấm và Trichomonas, xét nghiệm ho gà, mũi họng hoặc trực tràng để sàng lọc lậu ở những người đồng tính nam.
- Xét nghiệm máu: Được thực hiện để kiểm tra các bệnh lây truyền khác, ví dụ như HIV và giang mai.
Ngoài ra, bệnh nhân viêm niệu đạo có thể tiến hành thêm các thủ tục:
- Đặt ống thông tiểu Catherization: Giúp bệnh nhân không bị bí tiểu và chèn ép chảy máu niệu đạo trong trường hợp chấn thương niệu đạo.
- Soi bàng quang: Soi bàng quang trong đó một máy ảnh được gắn trên đầu đưa vào bàng quang để tìm kiếm các tổn thương có thể xuất hiện ở niêm mạc bàng quang, tìm kiếm và loại bỏ các vật thể lạ trong bàng quang ra ngoài.
Phụ thuộc vào bác sĩ và điều kiện từng cơ sở y tế, bạn sẽ nhận được kết quả trong vòng vài ngày và tiến hành điều trị ngay nếu có thể. Đồng thời, kết quả kiểm tra cũng giúp bạn xác định được bạn tình của bạn có cần phải xét nghiệm và điều trị cùng hay không.
Điều trị viêm niệu đạo
Viêm niệu đạo không yêu cầu điều trị khẩn cấp nhưng bạn cần giảm tức thời các triệu chứng khó chịu. Ngoài ra, bạn cũng cần đến bác sĩ ngay nếu cảm thấy sốt, buồn nôn, nôn… Những dấu hiệu này chứng tỏ viêm nhiễm đã vượt quá niệu đạo, đe dọa nguy hiểm cho sức khỏe.
Thời gian điều trị viêm niệu đạo thường dao động trong vòng 14 ngày. Các triệu chứng viêm niệu đạo sẽ cải thiện trong vòng một vài ngày sau khi điều trị. Bệnh nhân vẫn phải hoàn thành hết đơn thuốc của bác sĩ, nếu không bệnh sẽ nặng ra. Bệnh nhân cần phải đợi 1 tuần sau khi lộ trình điều trị kết thúc mới có thể tiếp tục quan hệ tình dục.
Nếu viêm niệu đạo do các bệnh lây truyền qua đường tình dục gây ra thì cả vợ và chồng đều phải đi khám và điều trị. Điều này giúp ngăn chặn các bệnh qua đường tình dục lây truyền và phòng viêm niệu đạo tái phát. Bệnh nhân cần phải tái khám lại sau 3 tháng để bảo đảm viêm nhiễm đã được chữa khỏi hoàn toàn.
Nếu viêm niệu đạo phối hợp với viêm tuyến tiền liệt và viêm tinh hoàn thì điều trị như điều trị viêm tuyến tiền liệt, viêm tinh hoàn.
Nếu sau khi điều trị viêm niệu đạo mà triệu chứng vẫn tồn tại và tái diễn thì có thể bệnh nhân đã gặp vấn đề khác hoặc vi khuẩn có khả năng đề kháng với loại thuốc được đưa ra. Bệnh nhân cần quay lại bác sĩ khám.
Viêm niệu đạo có thể điều trị bằng biện pháp tự nhiên không?
Viêm niệu đạo chủ yếu là do virus và vi khuẩn gây ra, không thể điều trị bằng biện pháp tự nhiên. Tuy nhiên, một số giải pháp tại nhà có thể giúp giảm các triệu chứng viêm niệu đạo cho nam giới:
- Uống nhiều nước để pha loãng nước tiểu, bệnh nhân đi tiểu nhiều để đẩy vi khuẩn ra ngoài theo đường tiểu, giúp làm giảm cảm giác đau đớn khi đi tiểu.
- Bạn có thể dùng thuốc để kiểm soát cơn đau.
- Ngâm mình trong bồn tắm, hạn chế sử dụng xà phòng hoặc bất cứ thứ gì khác trong bồn tắm.
Viêm niệu đạo có nguy hiểm không? Biến chứng viêm niệu đạo
Viêm niệu đạo nếu không được điều trị sẽ gây viêm nhiễm cho đường tiết niệu, bao gồm viêm bàng quang, viêm thận, viêm bể thận… Trong khi bác sĩ phải dùng thuốc kháng sinh với cường độ mạnh, thì viêm niệu đạo quá lâu vẫn có thể phá hủy các bộ phận này. Viêm nhiễm cũng có thể lan vào máu, gây ra nhiễm trùng máu, đe dọa tính mạng của bệnh nhân.
Ngoài ra, viêm niệu đạo do các bệnh lây truyền qua đường tình dục có thể phá hủy chức năng sinh sản. Nữ giới có thể bị viêm vùng chậu (căn bệnh gây đau vùng chậu mãn tính và vô sinh nữ), hoặc gây đau khi quan hệ tình dục. Viêm niệu đạo không điều trị ở nữ giới còn có thể gây chửa ngoài tử cung, phải bỏ thai, đe dọa tính mạng chị em nếu không sớm phát hiện và điều trị kịp thời.
Viêm niệu đạo ở nam giới có thể gây nhiễm trùng bàng quang, tinh hoàn hoặc tuyến tiền liệt nam, hẹp hoặc sẹo đường tiểu, làm đau khi đi tiểu. Gonorrhea và chlamydia gây nên viêm niệu đạo, thỉnh thoảng cũng gây nên viêm mào tinh hoàn. Cả viêm vùng chậu và viêm mào tinh hoàn đều dẫn đến vô sinh.
Phòng ngừa viêm niệu đạo
Hầu hết các bệnh lây truyền qua đường tình dục đều có thể gây viêm niệu đạo. Do đó, quan hệ tình dục an toàn là một biện pháp phòng ngừa viêm niệu đạo hiệu quả. Bác sĩ chuyên khoa khuyên bạn:
- Không nên quan hệ tình dục với nhiều người.
- Sử dụng bao cao su mỗi khi quan hệ.
- Kiểm tra sức khỏe sinh sản thường xuyên.
- Nếu bạn mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục, bạn phải thông báo với bạn tình để đi khám và điều trị.
Ngoài việc quan hệ tình dục an toàn, có nhiều cách khác để bảo vệ đường tiết niệu, phòng ngừa viêm niệu đạo và các vấn đề về sức khỏe khác:
- Uống nhiều nước.
- Đi tiểu sau khi quan hệ.
- Vệ sinh vùng sinh dục hàng ngày và đúng cách, đặc biệt là sau khi đi tiểu và đi tiêu, tránh sử dụng các chất hóa học có thể kích thích niệu đạo như chất tẩy rửa hoặc chất diệt tinh trùng… đặc biệt khi bạn đã có tiền sử dị ứng.
- Không quan hệ tình dục khi các triệu chứng viêm niệu đạo xuất hiện.
Cập nhật lần cuối: 26-05-2021 09:01:28