Chu kỳ kinh nguyệt bình thường và các giai đoạn

Lượt xem: 7120

Chu kỳ kinh nguyệt (menstrual cycle) là việc lặp lại của ngày hành kinh từ tháng này sang tháng sau. Một chu kỳ kinh nguyệt được tính từ ngày đầu ra máu của tháng này cho tới ngày đầu ra máu ở tháng tiếp theo.

Chu kỳ kinh nguyệt và đặc điểm khí hư là những dấu hiệu phản ánh sức khỏe sinh sản ở nữ giới.

Chu kỳ kinh nguyệt bình thường

Chu kỳ kinh nguyệt bình thường

Ở mỗi người phụ nữ, chu kỳ kinh nguyệt là khác nhau. Một số phụ nữ có chu kỳ ngắn, trong khi một số người khác có chu kỳ dài hơn. Chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ cũng có thể thay đổi theo thời gian.

Chu kỳ kinh nguyệt bình thường có thời gian hành kinh đều đặn và các đặc tính sau:

  • Thời gian hành kinh kéo dài từ 3-8 ngày.
  • Độ dài chu kỳ kinh nguyệt bình thường kéo dài từ 28 đến 32 ngày. Một số trường hợp kéo dài trên 35 ngày đến 45 ngày.
  • Tổng lượng máu mất đi trong thời gian hành kinh khoảng 2-3 muỗng canh, từ 20-80ml.

Các giai đoạn của chu kỳ kinh nguyệt

Trong mỗi giai đoạn chu kỳ kinh nguyệt, trứng phát triển và giải phóng từ buồng trứng, lớp niêm mạc tử cung tích tụ dần. Nếu mang thai không xảy ra, niêm mạc tử cung sẽ bong dần để bắt đầu một chu kỳ mới.

Chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ được chia thành 4 giai đoạn: Giai đoạn kinh nguyệt, giai đoạn nang trứng, giai đoạn rụng trứng, giai đoạn hoàng thể.

1. Giai đoạn kinh nguyệt

Đây là giai đoạn đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt, được bắt đầu tính khi một quả trứng từ chu kỳ trước không được thụ tinh tan biến, hormone estrogen của nữ giới giảm.

Giai đoạn kinh nguyệt có thể kéo dài từ 3 đến 8 ngày, trung bình là 5 ngày với các đặc điểm:

  • Lớp niêm mạc tử cung không còn cần thiết nên theo máu chảy qua âm đạo ra ngoài.
  • Bạn gái sẽ bị các triệu chứng như chuột rút, vú mềm, đầy hơi, tâm trạng lâm râm, cáu gắt, nhức đầu, đau lưng thấp, mệt mỏi…

2. Giai đoạn nang trứng

Tuyến yên giải phóng hormone kích thích nang trứng (FSH) tạo ra từ 5 đến 20 nang trứng. Chỉ có một nang trứng khỏe mạnh trong số đó sẽ trưởng thành, hormone estrogen tiết ra làm dày lớp niêm mạc tử cung của bạn. Các nang trứng còn lại sẽ được tái hấp thụ vào cơ thể bạn.

Giai đoạn nang trứng bắt đầu tính từ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt, kéo dài khoảng 11 ngày đến 27 ngày, kéo dài khoảng 16 ngày.

3. Giai đoạn rụng trứng

Nồng độ estrogen gia tăng trong giai đoạn nang trứng kích hoạt tuyến yên giải phóng hormone luteining (LH), bắt đầu quá trình rụng trứng.

Trứng trưởng thành bắt đầu rụng từ buồng trứng, di chuyển xuống ống dẫn trứng và tử cung, chờ thụ tinh với tinh trùng.

Giai đoạn rụng trứng là giai đoạn nữ giới có thể mang thai. Bạn gái có các triệu chứng đi kèm như nhiệt độ cơ thể tăng nhẹ, ra nhiều dịch tiết âm đạo như lòng trắng trứng.

4. Giai đoạn hoàng thể (Luteal)

Giai đoạn hoàng thể kéo dài từ 11 đến 17 ngày, trung bình là 14 ngày. Sau khi nang trứng giải phóng trứng, hormone progesterone và estrogen gia tăng, kích thích niêm mạc tử cung dày lên, sẵn sàng cho quá trình thụ tinh.

  • Nếu trứng được thụ tinh, cơ thể sẽ tiết ra gonadotropin màng đệm ở người (hCG), giúp duy trì thể vàng và giữ niêm mạc tử cung dày.
  • Nếu trứng không được thụ tinh, hoàng thể co lại và được tái hấp thu vào cơ thể, hormone estrogen và progesterone giảm sút.

Khi bạn gái không mang thai, cơ thể sẽ bắt đầu xuất hiện các triệu chứng tiền kinh nguyệt như đầy hơi, sưng vú hoặc đau, thay đổi tâm trạng, tăng cân, ham muốn tình dục, thèm ăn, khó ngủ…

Cách tự theo dõi chu kỳ kinh nguyệt tại nhà

Chu kỳ kinh nguyệt là thước đo cho sức khỏe sinh sản của nữ giới. Chị em nên tự theo dõi chu kỳ kinh nguyệt của mình để tự phát hiện ra những dấu hiệu bất thường của cơ thể.

Quá trình theo dõi có thể mất từ 3 - 4 tháng liên tục. Một số thông tin cần ghi lại bao gồm:

  • Ngày đầu hành kinh: Thời gian bắt đầu ra máu là ngày nào, thời gian hành kinh kéo dài bao lâu?
  • Lưu lượng: Mức độ ra máu là bao nhiêu? Máu ra có nhiều hay ít hơn bình thường không?
  • Chảy máu bất thường: Bạn có xuất hiện chảy máu giữa chu kỳ kinh nguyệt không?
  • Đau đớn: Mô tả bất kì cơn đau nào có liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt của bạn.
  • Thay đổi: Có điều gì mới thay đổi về tâm trạng hoặc hành vi của bạn hay không?

Khi nào cần đi khám bác sĩ?

Theo dõi chu kỳ kinh nguyệt có thể giúp bạn gái phát hiện sớm những bất thường. Bạn gái cần đi khám bác sĩ nếu:

  • Tình trạng vô kinh kéo dài hơn 3 tháng.
  • Chu kỳ kinh nguyệt trở nên thất thường kéo dài.
  • Hành kinh kéo dài trên 7 ngày.
  • Chu kỳ kinh nguyệt dưới 21 ngày hoặc trên 35 ngày.
  • Hiện tượng rong kinh kéo dài nhiều ngày.
  • Bạn bị sốt, đau bụng đột ngột trong thời gian hành kinh.

Trên đây là nội dung bài viết: “Chu kỳ kinh nguyệt bình thường và các giai đoạn”, cũng như cách tự kiểm tra sức khỏe sinh sản qua theo dõi chu kỳ kinh nguyệt. Hy vọng đã cung cấp cho nữ giới những kiến thức bổ ích.

Cập nhật lần cuối: 24-06-2021 11:38:04