- Trang chủ /
- Phụ khoa /
- Rối loạn kinh nguyệt /
- Rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì cần đi khám bác sĩ không?
Rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì cần đi khám bác sĩ không?
-
-
Tham vấn y khoa: Bác Sĩ Nguyễn Thị Thoàn
Rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì khiến nhiều cô gái lo lắng. Thực ra, đây là hiện tượng xảy ra với hầu hết các bạn gái trong giai đoạn đầu ở độ tuổi sinh sản do hormone nội tiết tố nữ chưa ổn định.
“Chào bác sĩ! Cháu năm nay 16 tuổi, cao 1m6 và nặng 60kg, có kinh từ 2 năm trước nhưng đã bị mất kinh 4-5 tháng nay. Cháu rất lo lắng, có phải cháu bị mập nên không có kinh nguyệt đúng không ạ? Cháu có cần đi khám bác sĩ không?” (H.Tr - Nam Định).
Chào bạn!
Nữ giới có kinh lần đầu trong khoảng từ 10 đến 16 tuổi. Lần hành kinh đầu tiên của bạn cách đây 2 năm (năm 14 tuổi) là hoàn toàn bình thường.
Chu kỳ kinh nguyệt tính từ ngày bắt đầu của hành kinh lần này, cho đến ngày bắt đầu của lần hành kinh tiếp theo, chu kỳ thường kéo dài từ 24 đến 34 ngày. Trong những năm đầu hành kinh, chu kỳ kinh nguyệt của bạn có thể khác nhau ở mỗi tháng.
Giải mã rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì
Trong những năm đầu khi mới có kinh nguyệt, cơ thể bạn gái có thể bỏ qua vài chu kỳ hoặc chu kỳ kinh nguyệt không đều đặn. Đôi khi là số ngày hành kinh cũng có thể thay đổi, bạn có thể ra kinh trong 2 ngày hoặc kéo dài cả tuần mới chấm dứt.
Kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì là hiện tượng bình thường, bởi vì:
-
Hệ nội tiết mới đi vào hoạt động nên chưa thể ổn định, chu kỳ kinh nguyệt trở nên thất thường.
-
Ở tuổi dậy thì, chỉ cần bạn gái ôn thi, đi xa, hoặc có thay đổi lớn trong lịch sinh hoạt, làm việc… dẫn đến căng thẳng (stress). Lượng hormone estrogen và progesterone tiết ra giữa các chu kỳ không đều nhau dẫn đến rối loạn kinh nguyệt.
-
Tác dụng phụ của thuốc, vận động quá sức, thừa hoặc thiếu cân… đều gây nên rối loạn hormone.
Để chu kỳ kinh nguyệt trở lại ổn định phải mất một thời gian, thường là 3 năm sau kỳ kinh đầu tiên.
Bị rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì cần khám bác sĩ không?
-
Rối loạn kinh nguyệt xảy ra do những thay đổi hết sức bình thường ở bạn gái tuổi dậy thì. Tuy nhiên, nếu cơ thể sản xuất ra quá nhiều kích thích tố nam androgen, làm phát triển cơ, lông mặt, trầm giọng, thừa cân quá mức… thì mới là vấn đề đáng lo lắng, cần gặp bác sĩ.
-
Bạn cũng cần gặp bác sĩ nếu kinh nguyệt không đều trong 3 năm để có liệu pháp phù hợp, điều chỉnh hormone.
-
Nếu gần đây đã quan hệ tình dục mà không có kinh, bạn gái cần kiểm tra khả năng mang thai.
Bạn có chiều cao 1m6 thì cân nặng phù hợp là 47kg - 57kg (cân nặng hiện tại của bạn là 60kg). Nếu rối loạn kinh nguyệt do thừa cân, bạn có thể giảm tối thiểu 3 - 4 kg và tiếp tục theo dõi. Nếu vẫn không thấy kinh nguyệt trở lại bạn nên đi khám bác sĩ.
Cập nhật lần cuối: 26-05-2021 09:27:26
- Rong kinh là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa
- Chậm kinh 5 ngày thử que 1 vạch có thể có thai không
- Kinh nguyệt không đều có bị vô sinh không? 16-3
- Rối loạn kinh nguyệt sau sinh khi nào cần đến gặp bác sĩ?
- Kinh nguyệt không đều phải làm sao?
- Cách tính ngày rụng trứng chính xác giúp thụ thai hoặc tránh thai