Cảnh báo đi tiểu buốt xuất hiện ở nam giới và phụ nữ

Lượt xem: 3997

Đi tiểu buốt là vấn đề khá thường gặp ở cả nam và nữ, do nhiều chứng bệnh gây ra. Hãy cùng tìm hiểu các nguyên nhân và cách chữa đi tiểu buốt dưới đây.

Đi tiểu buốt được hiểu nôm na là cảm giác đau rát, buốt như kim châm ở niệu đạo mỗi khi đi tiểu, khiến người bệnh ngại uống nước và sợ đi tiểu. Trẻ em đi tiểu buốt có thể kêu khóc, nhăn nhó, xoa quy đầu trong lòng bàn tay.

Nguyên nhân tiểu buốt được chia thành hai nhóm:

Tiểu buốt do nóng trong

  • Biểu hiện: Tiểu buốt, nước tiểu vàng đặc, nặng mùi, không tăng nặng theo thời gian nhưng dễ tái phát.
  • Triệu chứng đi kèm: Khát nước, nhiệt miệng, dễ nổi mụn, mẩn ngứa và táo bón.

Lưu ý: Tiểu buốt do nóng trong rất dễ phát sinh viêm nhiễm do bệnh nhân ngại đi tiểu, nước tiểu tích tụ lại lâu ngày trong bàng quang, gây ra viêm nhiễm.

Tiểu buốt do vi khuẩn

  • Biểu hiện: Tiểu buốt, tiểu rắt, nước tiểu đục và mùi khai nồng, khó chịu, triệu chứng tăng nặng theo thời gian và không giảm.
  • Triệu chứng đi kèm: Tiểu rắt, tiểu ra máu và mủ, cơ thể mệt mỏi, sốt, khó chịu…

Lưu ý: Tiểu buốt do vi khuẩn gây ra nếu không điều trị, vi khuẩn sẽ theo đường niệu đạo lên các bộ phận khác, gây ra bệnh nam khoa, bệnh phụ khoa, ảnh hưởng chức năng sinh lý và khả năng sinh sản.

Nguyên nhân bệnh lý gây ra tiểu buốt ở nam giới và phụ nữ

Tiểu buốt do nóng trong đơn thuần chủ yếu do bệnh nhân ăn nhiều đồ ăn cay nóng, dầu mỡ khiến cơ thể nóng trong.

Tiểu buốt do vi khuẩn, cụ thể hơn là do các bệnh viêm nhiễm đường tiết niệu, đường sinh dục, sỏi đường tiết niệu (sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang), viêm tuyến tiền liệt… phát sinh do:

  • Vệ sinh cá nhân không bảo đảm: Vệ sinh không sạch, vệ sinh sai cách, lạm dụng chất tẩy rửa dẫn đến dị ứng…
  • Tác dụng phụ của thuốc: Sử dụng thuốc tránh thai hoặc kháng sinh dài hạn khiến bàng quang kích thích…
  • Quan hệ tình dục không an toàn: Quan hệ với người mắc bệnh lây truyền như giang mai, lậu, Chlamydia, Trichomonas…
  • Chấn thương hoặc can thiệp ngoại khoa vào bộ phận sinh dục không bảo đảm điều kiện tiệt trùng tiệt khuẩn.

1. Đi tiểu buốt do viêm đường tiết niệu

Viêm đường tiết niệu là viêm ở các bộ phận bao gồm bàng quang, niệu đạo, thận, bể thận. Bệnh nhân đi tiểu buốt, tiểu đục, mùi khai nồng, có lẫn máu trong nước tiểu.

  • Nguyên nhân: Mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục, vệ sinh cá nhân không sạch sẽ.
  • Tác hại: Viêm đường tiết niệu nếu không điều trị sẽ gây ra viêm thận, suy thận, nhiễm trùng máu. Viêm đường tiết niệu do lậu hay Trichomonas… sẽ làm tăng nguy cơ chửa ngoài tử cung, vô sinh, hiếm muộn.

2. Bệnh về tuyến tiền liệt (viêm đường tiết niệu hay phì đại tuyến tiền liệt)

Viêm tuyến tiền liệt khiến người bệnh khó đái, đái ra mủ, thăm khám tuyến tiền liệt sẽ thấy tiền liệt tuyến to, mềm, đau…

Viêm tuyến tiền liệt sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng sinh lý và khả năng sinh sản, nam giới có thể bị liệt dương, yếu sinh lý, giảm số lượng và chất lượng tinh trùng.

Phì đại tuyến tiền liệt là tình trạng kích cỡ tuyến tiền liệt gia tăng không kiểm soát, thường gặp ở nam giới trung và cao tuổi. Người bệnh đau vùng chậu, tiểu buốt, tiểu không kiểm soát.

3. Sỏi đường tiết niệu

Sỏi đường tiết niệu bao gồm sỏi thận, sỏi bàng quang và sỏi niệu quản.

Triệu chứng: Người bệnh đi tiểu buốt, kèm theo tiểu rắt, tiểu ra máu, cảm giác đau bụng dữ dội khi sỏi di chuyển. Khi thăm khám, có thể thấy rõ cặn sỏi, bệnh nhân có thể chảy máu hoặc không ở niêm mạc thành, xuất hiện ổ loét có mủ.

4. Viêm thận, viêm bể thận

Vi khuẩn từ đường tiết niệu xâm nhập vào thận và bể thận, chủ yếu do viêm đường tiết niệu biến chứng thành hoặc vi khuẩn từ máu lên.

5. Các bệnh lý khác gây ra tiểu buốt

  • Ung thư bàng quang ở cả nam và nữ.
  • Tiểu buốt ở nữ giới: U xơ tử cung, ung thư cổ tử cung, viêm phần phụ…
  • Viêm trực tràng hoặc ung thư trực tràng hoặc giun kim… cũng có thể gây tiểu buốt do trực tràng và bàng quang ở vị trí sát nhau.

Các phương pháp điều trị chứng tiểu buốt, tiểu rắt

Phương pháp dân gian

Một số bài thuốc dân gian như rau má, râu ngô, bí xanh… có thể giúp trị chứng tiểu buốt. Bệnh nhân có thể đun sôi, chắt lấy nước uống hàng ngày.

Phương pháp dân gian phù hợp điều trị chứng tiểu buốt do nóng trong gây ra. Nếu nghi ngờ tiểu buốt do viêm nhiễm, do mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục… thì bệnh nhân buộc phải đi khám.

Y học hiện đại

Y học hiện đại tìm hiểu nguyên nhân đi tiểu buốt bằng việc thăm khám cụ thể, lấy nước tiểu hoặc dịch niệu đạo để xét nghiệm vi khuẩn.

Sau đó, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị dựa vào nguyên nhân được tìm thấy.  Nếu tiểu buốt do viêm nhiễm thì cần dùng thuốc kháng sinh, can thiệp ngoại khoa sẽ được tiến hành trong trường hợp cần thiết.

Lưu ý: Bệnh nhân tuyệt đối không nên tùy tiện mua thuốc kháng sinh về dùng, điều trị không đúng bệnh sẽ không hiệu quả, có thể gặp phải tác dụng phụ không mong muốn như rối loạn tiêu hóa, nổi mề đay, mẩn ngứa, sốc phản vệ…

Hỗ trợ điều trị, phòng ngừa chứng tiểu buốt

  • Đảm bảo ít 2 lít nước mỗi ngày để làm sạch đường tiểu, đi tiểu ngay khi mót tiểu, vệ sinh vùng kín hàng ngày, đi tiểu trước và sau khi quan hệ.
  • Tăng cường thực phẩm giàu chất xơ có trong rau xanh và hoa quả, bổ sung vitamin C, dầu cá, trà thảo dược…
  • Xây dựng chế độ sinh hoạt và làm việc hợp lý, tránh thức khuya, ngủ muộn, ăn đúng giờ, ngủ đủ giấc, tập thể dục thể thao thường xuyên để tăng cường sức đề kháng.
  • Giữ tinh thần thoải mái, vui vẻ, stress và áp lực chỉ khiến bệnh nặng thêm.
  • Thăm khám thường xuyên, định kỳ mỗi 6 tháng hoặc ít 1 năm một lần.

Một khi gặp chứng tiểu buốt cần đi gặp bác sĩ chuyên khoa để kiểm tra, tìm đúng nguyên nhân gây bệnh và có phác đồ điều trị hiệu quả.

 

Cập nhật lần cuối: 16-03-2024 14:15:51