12 nguyên nhân gây chậm kinh thường gặp ở chị em

Lượt xem: 4165

Chậm kinh là một trường hợp của rối loạn kinh nguyệt. Nguyên nhân trễ kinh có thể là do mang thai, mãn kinh, yếu tố tâm lý, bệnh phụ khoa, chế độ sinh hoạt không hợp lý…

chậm kinh là gì

Chậm kinh nguyệt là gì?

Chậm kinh (trễ kinh) là hiện tượng khi đến ngày hành kinh nhưng vẫn chưa có kinh nguyệt (chu kỳ kinh nguyệt của bạn gái kéo dài hơn so với bình thường, có thể là vài tuần, thậm chí là vài tháng).

Độ dài chu kỳ kinh nguyệt của bạn gái thường cố định (hoặc chỉ giao động trong vài ngày), hành kinh lặp lại hàng tháng đều đặn, theo một chu kỳ từ 21 đến 35 ngày. Nếu đã quá 35 ngày mà bạn gái vẫn chưa thấy chu kỳ kinh nguyệt đâu thì được coi là chậm kinh. Trễ kinh là một trường hợp rối loạn kinh nguyệt điển hình.

 

Nguyên nhân chậm kinh (trễ kinh)

Nguyên nhân chậm kinh

1. Mang thai

Nữ giới trong độ tuổi sinh sản, đã quan hệ tình dục mà bị trễ kinh thì cần nghĩ ngay đến mang thai. Bạn gái có thể ra hiệu thuốc để mua que thử thai về thử hoặc đến bác sĩ sản khoa khám, kiểm tra phát hiện thai sớm.

2. Stress

Căng thẳng (stress) sẽ ảnh hưởng đến não bộ, cơ quan trực tiếp chịu trách nhiệm điều khiển chu kỳ kinh nguyệt của bạn, gây ra chậm kinh.

Căng thẳng không chỉ là nguyên nhân chậm kinh, mà theo thời gian, nó có thể dẫn đến một số bệnh lý khác. Điều bạn cần làm là thư giãn và thay đổi lối sống, tập thể dục thể thao… để giúp bạn giảm căng thẳng.

3. Thay đổi cân nặng

Quá béo, quá gầy hoặc thay đổi cân nặng quá nhanh cũng có thể dẫn đến chậm kinh.

  • Trễ kinh thường gặp ở những chị em bị rối loạn ăn uống, cân nặng dưới 10% so với cân nặng chuẩn.

  • Ngoài ra, thừa cân hoặc thậm chí là béo phì trong thời gian ngắn cũng làm thay đổi nội tiết tố.

4. Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS)

Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) là hiện tượng cơ thể hình thành quá nhiều nang trứng không trưởng thành, dẫn đến trứng không rụng hoặc rụng không đều.

Nguyên nhân gây ra hội chứng đa nang (PCOS) là do cơ thể sản sinh ra quá nhiều hormone androgen nam, dẫn đến mất cân bằng nội tiết tố.

5. Bệnh mãn tính

Tiểu đường làm thay đổi nội tiết tố và khiến chu kỳ kinh nguyệt trở nên thất thường, có thể dẫn đến chậm kinh.

Celiac là một dạng viêm ở ruột non, ngăn chặn cơ thể bạn hấp thụ các chất dinh dưỡng quan trọng, khiến trễ kinh xảy ra.

6. Hội chứng tiền mãn kinh (Perimenopause)

Phụ nữ mãn kinh trong độ tuổi từ 45 đến 55 mà bị chậm kinh, có thể là do mãn kinh. Đây là tình trạng nguồn cung cấp trứng yếu, hành kinh chậm dần, chu kỳ kinh nguyệt kéo dài hơn và cuối cùng là mất hẳn.

8. Các bệnh về tuyến giáp

Tuyến giáp (Thyroid) là cơ quan điều chỉnh quá trình trao đổi chất của cơ thể, quyết định nồng độ hormone estrogen. Tuyến giáp hoạt động quá mức có thể là nguyên nhân trễ kinh, thậm chí là mất kinh.

Thường sau khi điều trị bằng thuốc, các bệnh về tuyến giáp có thể trở lại bình thường.

9. Tập thể dục quá độ

Chị em tập thể dục quá độ, làm gián đoạn quá trình trao đổi chất của cơ thể, quá trình sản xuất hormone bị rối loạn, chu kỳ kinh nguyệt biến mất.

10. Nuôi con bằng sữa mẹ

Nguyên nhân trễ kinh ở các chị em nuôi con bằng sữa mẹ là do chất prolactin có trong sữa mẹ làm chậm chu kỳ kinh nguyệt. Nếu bà mẹ cho con bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu thì có thể giúp mẹ vô kinh và tránh thai hiệu quả.

11. Thay đổi lịch làm việc, sinh hoạt

Thay đổi lịch sinh hoạt, làm việc đột ngột có thể khiến cơ thể mẹ khó thích nghi, phá vỡ nhịp sinh học của cơ thể, dẫn đến chậm kinh. Điều này đặc biệt đúng nếu bạn chuyển làm việc từ ngày sang đêm hoặc ngược lại.

 

Bị chậm kinh khi nào cần đi khám bác sĩ?

bị chậm kinh khi nào cần đi khám bác sĩ

Nếu chậm kinh có thể là hiện tượng sinh lý bình thường hoặc chỉ đơn giản là là lối sống sinh hoạt không phù hợp… thì không có gì đáng ngại. Tuy nhiên, chậm kinh có thể do một số bệnh lý khá nguy hiểm.

Bạn nên đến gặp bác sĩ nếu bị vô kinh hơn 90 ngày để thăm khám, tùy vào tình trạng bệnh lý cụ thể bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị bệnh phù hợp. Khi nữ giới thay đổi lối sống - sinh hoạt hoặc điều trị khỏi bệnh thì tình trạng chậm kinh cũng sẽ chấm dứt.

 

Chẩn đoán nguyên nhân gây chậm kinh

Để chẩn đoán nguyên nhân chậm kinh bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám ngực, bộ phận sinh dục của bạn để phát hiện tư thế tử cung bất thường, sự xuất hiện của khối u nếu có. Sau đó, có thể tiến hành một loạt các xét nghiệm sau:

  • Thử thai: Nhằm loại trừ trường hợp mang thai nên chậm kinh.

  • Kiểm tra chức năng tuyến giáp: Đo hormone kích thích tuyến giáp (TSH) trong máu của bạn để có thể xác định xem tuyến giáp làm việc có đúng hay không.

  • Kiểm tra chức năng buồng trứng: Đo lượng hormone kích thích nang trứng (FSH) để xác định xem buồng trứng làm việc ổn định hay không.

  • Xét nghiệm Prolactin: Nồng độ hormone prolactin thấp là dấu hiệu cho biết có khối u tuyến yên.

  • Xét nghiệm hormone testosterone: Nếu giọng bạn trầm và có nhiều hormone ở mặt, bác sĩ sẽ kiểm tra mức độ hormoen nam trong máu của bạn.

Ngoài ra, một số nguyên nhân chậm kinh có thể là do một loạt các vấn đề nội tiết tố phức tạp, cần phải làm thêm các xét nghiệm hình ảnh:

  • Siêu âm (Supersonic): Bác sĩ sẽ siêu âm để kiểm tra hình ảnh của cơ quan nội tạng, phát hiện những bất thường ở cơ quan sinh sản.

  • Chụp cắt lớp vi tính (CT): Phương pháp này chụp X-quang từ nhiều góc độ khác nhau để biết tử cung, buồng trứng và thận có bình thường không.

  • Chụp cộng hưởng từ (MRI): MRI sử dụng sóng vô tuyến điện tạo ra một từ trường mạnh để kiểm tra khối u có trong tuyến yên hay không.

Vừa rồi là nội dung bài viết: “Chậm kinh nguyệt là gì? Những nguyên nhân trễ kinh”. Nếu bạn nghi vấn nào có thể đặt câu hỏi ngay bên dưới hoặc liên hệ với bác sĩ tư vấn.

Cập nhật lần cuối: 26-05-2021 08:44:09