- Trang chủ /
- Phụ khoa /
- Rối loạn kinh nguyệt /
- Kinh nguyệt không đều: nguyên nhân và cách khắc phục
Kinh nguyệt không đều: nguyên nhân và cách khắc phục
-
-
Tham vấn y khoa: Bác Sĩ Nguyễn Thị Thoàn
Kinh nguyệt không đều không phải là một bệnh lý, nhưng có thể là dấu hiệu của bệnh phụ khoa nguy hiểm. Rối loạn kinh nguyệt cần được điều trị sớm nếu ảnh hưởng đến sinh hoạt - cuộc sống.
Thế nào là kinh nguyệt không đều?
Chu kỳ kinh nguyệt không đều (irregular periods) hiện tượng hành kinh không theo một chu kỳ định (ngắn hơn 21 ngày hoặc dài hơn 35 ngày) bao gồm các hiện tượng: kinh sớm, kinh trễ, vô kinh, rong kinh.
Để biết được chu kỳ của bạn gái có bị rối loạn hay không, bạn cần đánh dấu lại những ngày hành kinh liên tục trong ít ba tháng. Nếu có sự chênh lệch đáng kể giữa mỗi tháng, chứng tỏ bạn bị kinh nguyệt không đều.
Phân loại rối loạn kinh nguyệt (1)
-
Chảy máu tử cung bất thường (AUB):
Bao gồm chảy máu kinh nguyệt nặng, vô kinh hoặc chảy máu bất thường giữa các thời kì.
-
Chảy máu kinh nguyệt nặng:
Bình thường, lượng máu trong chu kỳ ra khoảng 5 muỗng canh. Chảy máu kinh nguyệt nặng khiến bạn gái chảy gấp 10 đến 25 lần số lượng đó mỗi tháng. Hiện tượng này rất phổ biến ở nữ giới khi mới có kinh (tuổi dậy thì) hoặc giai đoạn mãn kinh.
-
Vô kinh:
Chu kỳ kinh nguyệt không xuất hiện trước tuổi dậy thì, sau thời kỳ mãn kinh và sau khi mang thai. Nếu bạn gái đang trong độ tuổi sinh sản mà không có kinh nguyệt trên 6 tháng thì cần đi khám bác sĩ.
-
Đau bụng kinh:
Đau bụng kinh là do các cơn co thắt tử cung gây ra, dưới tác dụng của hormone prostaglandin. Các chất hormone được tạo ra bởi tế bào lót tử cung và lưu thông trong máu của bạn. Nếu bạn gái bị đau bụng kinh nghiêm trọng, có thể đi kèm với tiêu chảy, ngất xỉu, thỉnh thoảng nhợt nhạt hoặc mồ hôi, hạ huyết áp.
-
Hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS):
Hội chứng tiền kinh nguyệt ảnh hưởng đến 75% nữ giới. Chúng xuất hiện khoảng năm đến bảy ngày trước khi hành kinh và biến mất khi chu kỳ kinh nguyệt bắt đầu. Triệu chứng thể chất có thể bao gồm đầy hơi, sưng và đau ngực, mệt mỏi, táo bón, nhức đầu, vụng về chậm chạp… Các triệu chứng cảm xúc bao gồm phẫn nộ, lo âu hoặc bối rối, thay đổi tâm trạng, khóc và trầm cảm, giảm tập trung…
-
Rối loạn tiền kinh nguyệt (PMDĐ):
Rối loạn tiền kinh nguyệt trầm trọng hơn nhiều so với triệu chứng tiền kinh nguyệt bình thường, ảnh hưởng đáng kể từ 3 - 8% nữ giới. Rối loạn tiền kinh nguyệt khiến chị em cảm thấy khó chịu, thường xuyên lo lắng và đột ngột thay đổi tâm trạng.
Nguyên nhân kinh nguyệt không đều
1.Mang thai
Mang thai khiến chu kỳ kinh nguyệt biến mất. Nếu bạn trước đó đã quan hệ tình dục mà không thấy kinh nguyệt thì rất có thể là do mang thai. Mang thai thường đi kèm với các dấu hiệu nhận biết có thai sớm như ốm nghén, buồn nôn, nhạy cảm với mùi, vú đau, mệt mỏi…
Lưu ý: Thai phụ bị đau nhói xương chậu hoặc đau bụng kéo dài thì có thể mang thai ngoài tử cung.
2. Rối loạn nội tiết do tránh thai
Thuốc tránh thai và vòng tránh thai (DCTC) có chứa hormone có thể khiến chị em chảy máu bất thường.
3. Nuôi con bằng sữa mẹ
Chất prolactin tiết ra trong cơ thể người mẹ có trách nhiệm sản xuất sữa nhưng lại ức chế hormone sinh sản, dẫn đến kinh nguyệt thưa thớt, tắc kinh. Chu kỳ kinh nguyệt sẽ trở lại đều đặn ngay sau khi nữ giới ngừng cho con bú.
4. Giai đoạn tiền mãn kinh (Premenopausal)
Giai đoạn này thường bắt đầu ở độ tuổi 40 hoặc sớm hơn. Các triệu chứng giai đoạn tiền mãn kinh có thể kéo dài từ 4 đến 8 năm, chu kỳ kinh nguyệt có thể dài hơn hoặc ngắn hơn so với bình thường.
Các triệu chứng khác của hội chứng tiền mãn kinh bao gồm ra nhiều mồ hôi đêm, tâm trạng thất thường, nóng bừng, khó ngủ, âm đạo khô…
5. Buồng trứng đa nang (polycystic ovary syndrome - PCOS)
Buồng trứng đa nang là hội chứng có quá nhiều hormone nam giới trong cơ thể của nữ giới. Chị em có trứng nhiều và to hơn so với bình thường, nhưng trứng lại không chín. Trứng rỗng và không có khả năng thụ thai.
PCOS là nguyên nhân kinh nguyệt không đều khá phổ biến ở nữ giới, biểu hiện chủ yếu là kinh thưa hoặc vô kinh. PCOS cũng có thể gây ra các triệu chứng khác đi kèm như khô âm đạo, hói đầu kiểu nam, tóc thừa, tăng cân hoặc béo phì…
6. Các bệnh về tuyến giáp
Theo nghiên cứu năm 2015, 44% trường hợp kinh nguyệt không đều là do các bệnh về tuyến giáp, bao gồm suy giáp, tuyến giáp hoạt động kém, hoặc cường giáp.
-
Nếu nguyên nhân rối loạn kinh nguyệt do suy giáp thì chu kỳ kinh nguyệt kéo dài, đau bụng dữ dội, mệt mỏi, dễ cảm lạnh và tăng cân.
-
Nếu nguyên nhân kinh nguyệt không đều do cường giáp thì chu kỳ kinh nguyệt của bạn gái ngắn hơn, cũng có thể giảm cân đột ngột, thường thấy lo lắng, căng thẳng, tim đập nhanh.
7. U xơ tử cung
Là các khối u phát triển trong thành tử cung. Hầu hết các u xơ tử cung không phải là ung thư, có kích thước đa dạng từ nhỏ đến lớn.
U xơ tử cung khiến bạn gái ra nhiều máu và đau đớn khi khi chu kỳ kinh nguyệt đến, có thể đau hoặc áp lực vùng chậu, đau nửa dưới lưng, đau ở chân và đau trong lúc quan hệ tình dục.
8. Lạc nội mạc tử cung
Theo ước tính, có khoảng 10% phụ nữ trong độ tuổi sinh sản bị lạc nội mạc tử cung. Đây là tình trạng các mảnh nội mạc tử cung bị bong tróc không theo máu kinh ra ngoài mà bị lạc vào các bộ phận khác của cơ quan sinh sản.
Bệnh lạc nội mạc tử cung khiến bạn gái đau đớn trong chu kỳ kinh nguyệt, thậm chí là suy nhược kinh nguyệt. Bệnh cũng gây chảy máu nặng, thời gian hành kinh kéo dài và chảy máu giữa các giai đoạn.
Các triệu chứng khác của lạc nội mạc tử cung bao gồm đau đường tiêu hóa, chuyển động ruột đau, đau trong và sau khi giao hợp, khô âm đạo…
9. Thừa cân
Bèo phì là một trong những nguyên nhân kinh nguyệt không đều. Thừa cân làm nồng độ hormone và insulin gia tăng, gây ra bất thường chu kỳ kinh nguyệt.
10. Giảm cân
Việc giảm cân quá mức hoặc nhanh chóng, khiến cơ thể thiếu hụt các kích thích tố cần thiết cho sự rụng trứng, chu kỳ kinh nguyệt của bạn ngừng hẳn.
Bạn gái thiếu cân nếu chỉ số khối cơ thể BMI (cân nặng/bình phương chiều cao) dưới 18,5.
11. Thể dục quá mức
Thể dục cường độ cao, quá mức, sẽ gây trở ngại cho hormone điều hòa kinh nguyệt. Các vận động viên thể thao thường bị vô kinh, chậm kinh, cần phải cắt giảm thời gian tập luyện và tăng số lượng calo để khôi phục lại chu kỳ kinh nguyệt bình thường.
12. Stress
Căng thẳng có thể ảnh hưởng đến quá trình kiểm soát các hormone điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt của não. Chu kỳ kinh nguyệt của bạn gái có thể trở lại bình thường nếu tâm trạng vui vẻ.
13. Thuốc men
Dùng một số loại thuốc có thể làm kinh nguyệt không đều. Ví dụ: như thuốc tuyến giáp, thuốc động kinh, thuốc chống trầm cảm, thuốc hóa trị, aspirin và ibuprofen...
14. Ung thư cổ tử cung và nội mạc tử cung
Ung thư cổ tử cung và nội mạc tử cung gây chảy máu bất thường giữa chu kỳ kinh nguyệt, chảy máu khi giao hợp hoặc ra khí hư bất thường.
Bị kinh nguyệt không đều khi nào cần đi khám bác sĩ?
Kinh nguyệt không đều là hiện tượng phổ biến, nhưng bạn cần đi khám bác sĩ và kiểm tra để biết được nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt để điều trị sớm.
-
Nếu bạn vô kinh trong 3 tháng mà không phải mang thai.
-
Chu kỳ kinh nguyệt không ổn định.
-
Chu kỳ kinh nguyệt của bạn dưới 21 ngày/lần hoặc quá 35 ngày.
-
Thời gian hành kinh kéo dài hơn 1 tuần.
-
Bị xuất huyết bất thường hoặc sốt.
-
Bạn cũng cần đi khám bác sĩ nếu thấy rối loạn kinh nguyệt ảnh hưởng đến sinh hoạt cuộc sống.
Chẩn đoán rối loạn kinh nguyệt
Tại cơ sở y tế, bác sĩ sẽ thăm hỏi tiền sử bệnh tật, thói quen tình dục, các vấn đề tâm lý của người bệnh.
Các xét nghiệm y tế cũng cần thiết, giúp chẩn đoán nguyên nhân rối loạn kinh nguyệt:
-
Khám vùng khung chậu
-
Xét nghiệm máu
-
Siêu âm bụng
-
Siêu âm vùng chậu và vệ sinh
-
CT scan
-
MRI
Kinh nguyệt không đều có ảnh hưởng gì không?
Rối loạn kinh nguyệt có thể là do một vấn đề về sức khỏe sinh sản, chẳng hạn:
-
Vô sinh:
Kinh nguyệt không đều có thể do một số bệnh phụ khoa như đa nang buồng trứng, rối loạn tuyến giáp, ung thư cổ tử cung hoặc tử cung, lạc nội mạc tử cung, viêm vùng chậu… có thể gây vô sinh - hiếm muộn.
-
Khó tính ngày rụng trứng:
Tình trạng rối loạn kinh nguyệt khiến bạn gái khó mang thai, do khó tính ngày rụng trứng chính xác.
- Thiếu máu:
Nữ giới bị rong kinh kéo dài dẫn đến tình trạng thiếu máu. Tình trạng thiếu máu gây huyết áp thấp, làn da xanh xao.
- Ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống:
Tình trạng rong kinh, rong huyết gây bất tiện cho sinh hoạt và công việc hằng ngày. Chị em phải thay băng vệ sinh liên tục gây phiền toái trong cuộc sống.
Điều trị kinh nguyệt không đều
Điều trị kinh nguyệt không đều cần phụ thuộc vào nguyên nhân gây rối loạn:
-
Tuổi dậy thì và tiền mãn kinh:
Rối loạn kinh nguyệt xảy ra trong tuổi dậy thì hoặc tuổi mãn kinh thường không cần điều trị, trừ khi hiện tượng này gây nhiều ảnh hưởng đến sinh hoạt.
-
Thiếu cân hoặc béo phì:
Bạn cần có chế độ ăn uống và tập luyện hợp lý để điều chỉnh lại cân nặng thì chu kỳ kinh nguyệt sẽ ổn định trở lại.
-
Các vấn đề về tuyến giáp:
Các biện pháp điều trị có thể bao gồm uống thuốc, i-ốt phóng xạ hoặc phẫu thuật.
-
Điều trị trầm cảm:
Bạn cần giải quyết dứt điểm nguyên nhân dẫn đến stress, dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, đi du lịch. Bạn nên đến gặp bác sĩ nếu bị stress kéo dài.
-
Thuốc:
Thuốc metformin giảm insulin cho bệnh tiểu đường type II, bảo đảm rụng trứng và chu kỳ kinh nguyệt đều đặn. Thuốc tránh thai liều thấp có sự kết hợp của estrogen và progesterone cũng giúp khắc phục tình trạng rối loạn kinh nguyệt.
Hiện tượng kinh nguyệt không đều nếu như áp dụng những phương pháp điều trị rối loạn đơn thuần không thấy có tác dụng thì chị em cần phải đi đến những cơ sở y tế chuyên khoa để được bác sĩ tư vấn phương pháp chữa bệnh khác phù hợp hơn. Thông thường, hiện tượng kinh nguyệt không đều là dấu hiệu cảnh báo lên rất nhiều bệnh lý nguy hiểm. Đôi khi cùng một biểu hiện là kinh nguyệt không đều nhưng lại có tình trạng và mức độ mắc bệnh khác nhau. Vậy nên việc quan trọng mà chị em cần phải làm đó chính là xác nhận được nguyên nhân gây bệnh do đâu.
Để xác định nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt là gì bác sĩ sẽ yêu cầu chị em đi thực hiện một số xét nghiệm và tiến hành soi âm đạo, soi ổ bụng, kiểm tra mức độ estrogen và progesterone trong cơ thể. Từ đó, bác sĩ hiểu rõ hơn về tình trạng bệnh của mỗi người để tư vấn phương pháp điều trị bệnh tối ưu .
Tùy thuộc vào mỗi người mà sẽ có lộ trình điều trị riêng biệt và phương pháp chữa bệnh khác nhau. Thông thường, các bước điều trị rối loạn kinh nguyệt là sự kết hợp của: điều trị vật lý dung hợp, điều trị bằng thuốc và điều trị tâm lý người bệnh. Mục đích của quá trình điều trị kết hợp này là để khắc phục nhanh chóng tình trạng rối loạn kinh nguyệt. Phương pháp này có tác dụng điều trị kinh nguyệt không đều do các chứng bệnh gây nên như: Buồng trứng đa nang, viêm nội mạc tử cung, rốii loạn nội tiết, tuyến giáp,…
Ngoài phương pháp điều trị kết hợp ra thì sau quá trình thăm khám bệnh lâm sàng căn cứ vào mỗi nguyên nhân gây bệnh bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp chữa bệnh khác phù hợp.
- Nếu như tình trạng kinh nguyệt không đều là do bệnh viêm âm đạo, viêm vùng chậu, viêm âm hộ thì bác sĩ sẽ chỉ định kỹ thuật OZONE xanh để chữa trị.
- Trong trường hợp rối loạn kinh nguyệt do viêm lộ tuyến cổ tử cung thì sẽ áp dụng kỹ thuật điều trị tế bào lộ tuyến bằng dao LEEP.
- Nếu kinh nguyệt bị rối loạn do viêm cổ tử cung thì thực hiện phương pháp Viba OKW.
- Trong trường hợp kinh nguyệt thất thường do bệnh xã hội, tiêu biểu là bệnh lậu thì bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp DHA để chữa trị.
Đây đều là những phương pháp chữa bệnh an toàn và mang lại hiệu quả cao hiện nay. Ưu điểm của những phương pháp này đó là: Mang lại hiệu quả cao, không gây tổn thương cho khu vực khỏe mạnh lân cận, chức năng sinh lý được bảo toàn. Hơn nữa, những phương pháp chữa rối loạn chu kỳ kinh nguyệt trên còn có thời gian điều trị bệnh ngắn và thời gian khỏi bệnh nhanh chóng.
Phòng khám đa khoa Thái Hà hiện là cơ sở y tế đang ứng dụng toàn bộ những phương pháp chữa bệnh hiện đại trên để điều trị dứt điểm tình trạng rối loạn kinh nguyệt cho chị em. Với cơ sở hạ tầng khang trang, sạch sẽ, trang thiết bị y tế tân tiến, hiện đại cùng đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm. Chị em đến với phòng khám có thể hoàn toàn yên tâm về hiệu quả điều trị bệnh mà bản thân nhận được.
Hầu hết những chị em đã từng có quá trình điều trị kinh nguyệt không đều tại phòng khám đa khoa Thái Hà đều có kết quả cao, cảm thấy vô cùng tin tưởng và hài lòng.
Biện pháp khắc phục kinh nguyệt không đều
-
Yoga: Bạn chỉ cần dành ra 35-40 phút yoga, 5 ngày một tuần trong vòng 6 tháng liên tục để điều chỉnh kích thích tố và chu kỳ kinh nguyệt.
-
Duy trì cân nặng, khỏe mạnh: thường xuyên kiểm tra theo dõi cân nặng để có những điểu chỉnh hợp lý trong ăn uống và sinh hoạt.
-
Tập thể dục hàng ngày: Vận động thường xuyên không chỉ duy trì cân nặng khỏe mạnh, còn giúp điều trị hội chứng buồng trứng đa nang, điều trị đau bụng kinh nguyên phát.
-
Vitamin hàng ngày: Vitamin D, B có thể giúp điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt và có hiệu quả điều trị triệu chứng tiền kinh nguyệt. Bạn cũng có thể nhận được vitamin D từ tiếp xúc với ánh mặt trời hoặc thông qua bổ sung.
- Địa chỉ khám phụ khoa uy tín tại Hà Nội
- Chi phí khám phụ khoa hết bao nhiêu tiền
Cập nhật lần cuối: 24-06-2021 11:35:25
- Rong kinh là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa
- Chậm kinh 5 ngày thử que 1 vạch có thể có thai không
- Kinh nguyệt không đều có bị vô sinh không? 16-3
- Rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì cần đi khám bác sĩ không?
- Rối loạn kinh nguyệt sau sinh khi nào cần đến gặp bác sĩ?
- Kinh nguyệt không đều phải làm sao?