- Trang chủ /
- Phụ khoa /
- Rối loạn kinh nguyệt /
- 10 dấu hiệu sắp có kinh nguyệt trước 1 tuần dễ nhận biết
10 dấu hiệu sắp có kinh nguyệt trước 1 tuần dễ nhận biết
-
-
Tham vấn y khoa: Bác Sĩ Nguyễn Thị Thoàn
Tự nhận biết các dấu hiệu sắp có kinh nguyệt sẽ giúp bạn gái chuẩn bị sẵn tâm lý đón nhận những thay đổi về tâm sinh lý cũng như thói quen sinh hoạt trọng những ngày đèn đỏ. Trên thực tế, nhiều bạn gái khi đến kỳ kinh nguyệt đầu tiên cảm thấy lo sợ vì không được trang bị kiến thức về sức khỏe giới tính.
Có kinh nguyệt là dấu hiệu sinh lý thường thấy ở nữ giới từ thời thiếu nữ đến thời kỳ mãn kinh. Những chu kỳ kinh nguyệt đầu tiên thường không ổn định cả về thời gian và lượng kinh nguyệt. Sau khoảng 1-2 năm chu kỳ kinh nguyệt sẽ dần ổn định.
Dấu hiệu có kinh nguyệt dễ nhận biết
Dấu hiệu có kinh nguyệt (symptoms of menstruation) thường có những thay đổi về tâm sinh lý. Về sinh lý có những triệu chứng như: nổi mụn, khí hư ra nhiều, kính thước vòng một tăng, hầu hết phụ nữ còn đau âm ĩ vùng bụng dưới,.... Tâm lý bất an thường xuyên cáu gắt vì cảm giác khó chịu trong người.
1. Khí hư ra nhiều
Sự gia tăng lượng hormone estrogen trước khi có kinh nguyệt sẽ khiến cho tử cung tiết nhiều khí hư hơn và thường có màu trắng trong, bạn gái sẽ thấy vùng kín của mình ẩm ướt hơn so với bình thường. Tuy nhiên nếu khí hư ra nhiều kèm theo các biểu hiện bất thường như màu vàng xanh hoặc xám, mùi hôi khó chịu thì rất có thể bạn đã bị viêm nhiễm phụ khoa nếu như có kinh nguyệt thì sẽ tăng nguy cơ viêm nhiễm.
2. Kích thước vòng 1 tăng
Trước khi đến kì kinh nguyệt khoảng 1 tuần (vào ngày thứ 21 của chu kỳ kinh) bạn gái sẽ cảm thấy vùng ngực của mình to ra về kích thước và sưng đau. Cảm giác đau không chỉ xuất hiện ở đầu ngực, vùng xung quanh ngực mà còn lan ra cả vùng cận nách.
Đau ngực là dấu hiệu có kinh điển hình ở nữ giới, xảy ra do sự gia tăng hormone estrogen, khiến các mô ở ngực cương và đau. Hiện tượng này hoàn toàn bình thường và không có gì đáng lo lắng trừ khi ngực đau dữ dội đó có thể là dấu hiệu của ung thư vú.
3. Da nổi mụn, tiết nhờn
Mọc mụn là hiện tượng sinh lý rất bình thường khi đến tuổi dậy thì. Da mặt của mỗi bạn gái thường khác nhau, da dầu thì nhờn và dễ nổi mụn hơn da thường hay da hỗn hợp. Tuy nhiên, dù là loại da nào thì khi đến gần chu kỳ kinh nguyệt thì có dấu hiệu ra nhiều dầu hơn và nhờn hơn, cũng dễ nổi mụn hơn.
Bạn gái có thể khắc chế tình trạng này bằng cách cung cấp các thực phẩm chứa kẽm cho cơ thể, có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của da dầu và da mụn, giảm nguy cơ viêm nhiễm cho làn da.
4. Đau âm ỉ vùng bụng dưới
Không phải chị em nào trước khi có kinh nguyệt cũng bị đau vùng bụng dưới, chỉ có một số người bị đau bụng âm ỉ trước một đến hai ngày trước khi đến hành kinh mà thôi. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do các hormone sinh dục nữ tiết ra nhiều hơn, gây hiện tượng co thắt tử cung và khiến cho chị em bị đau bụng dưới.
5. Đau mỏi lưng
Trước chu kỳ kinh nguyệt, cơ thể nữ giới sẽ tiết ra số lượng lớn hormone prostaglandin gây ra các cơn co bóp tử cung và cũng gây đau mỏi ở lưng. Cũng giống như đau bụng dưới, các bạn gái sẽ thấy đau mỏi lưng xảy ra trước, trong và sau khi có kinh.
Trong trường hợp bạn gái thường xuyên bị đau mỏi lưng không phải trước kỳ kinh nguyệt thì có thể bạn đã bị mắc một số bệnh liên quan đến xương khớp và cột sống, hoặc sỏi thận....
6. Tâm trạng bực bội, cáu gắt
Thay đổi tâm trạng là một dấu hiệu sắp có kinh nguyệt khá phổ biến. Hầu hết các chị em trước và trong khi hành kinh đều có tâm trạng thất thường: Có thể cáu gắt, tức giận vô cớ, chán nản, vui buồn mà không rõ nguyên nhân…
Điều này được giải thích là sự gia tăng đột biến của các hormone sinh dục nữ trước khi đến chu kỳ kinh, làm ảnh hưởng nhiều đến tâm sinh lý ở nữ giới. Ngoài ra, sự thay đổi đột ngột trong tâm trạng cũng có thể là do các chị em phải chịu đựng những triệu chứng khó chịu của giai đoạn “tiền kinh nguyệt” như đau vùng bụng dưới, da nổi mụn và ngực căng đau.
7. Dấu hiệu sắp có kinh nguyệt ở đường tiêu hóa
Các vấn đề về tiêu hóa cũng sẽ biến đổi vào thời kỳ sắp có kinh nguyệt bao gồm: Tiêu chảy hoặc táo bón, cảm giác thèm ăn dù không đói, chướng bụng hoặc buồn nôn.....
Những hiện tượng này có thể chỉ thoáng qua rồi hết nhưng cũng có thể kéo dài cho đến khi có kinh nguyệt và ngày càng trở nên trầm trọng, gây ra những ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.
8. Ham muốn tình dục giảm sút
Ham muốn tình dục ở nữ giới có tính chu kỳ, tăng cao ở tuần thứ hai của chu kỳ kinh nguyệt và giảm sút ở giai đoạn cuối của chu kỳ kinh nguyệt và khi bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt mới.
Điều này xảy ra do trước khi hành kinh, hormone nội tiết giảm sút, tâm trạng thay đổi đột ngột, niêm mạc âm đạo khô khiến chị em không muốn quan hệ tình dục.
9. Cơ thể mệt mỏi
Sự suy giảm đột ngột nội tiết tố estrogen, tâm trạng thay đổi thất thường (stress), triệu chứng tiền kinh nguyệt… khiến nữ giới cảm thấy mệt mỏi.
10. Đau lưng
Hormone prostaglandin thúc đẩy cơn co tử cung gây ra đau bụng, đau lưng ở nữ giới. Đau lưng thường diễn ra vài ngày trước khi hành kinh.
Tuy nhiên, đau lưng chỉ diễn ra ở một vài người, nhiều người không hề cảm thấy đau bụng dưới hay đau lưng khi hành kinh diễn ra.
11. Mất ngủ
Mất ngủ diễn ra 1 tuần trước khi hành kinh, do sự thiếu hụt Trytophan. Nếu muốn cải thiện giấc ngủ, chị em cần bổ sung chất này, vốn có nhiều trong thịt gà tây, thịt bò và hạt hồ đào…
Phân biệt dấu hiệu sắp có kinh nguyệt và có thai
Một số dấu hiệu sắp có kinh nguyệt giống với dấu hiệu có thai như ra máu ở vùng kín, căng tức ngực, biến đổi tâm lý.... Ngoài ra, một số dấu hiệu có kinh khác với dấu hiệu bạn đã mang thai.
- Các dấu hiệu có kinh ở nữ giới như: đau tức vùng bụng dưới, căng tức ngực, nổi mụn, khí hư ra nhiều,...
- Dấu hiệu có thai ở nữ giới: bao gồm chậm hoặc mất kinh, ra máu báo, căng tức ngực, ốm nghén, thèm ăn vặt,....
- Dấu hiệu có kinh nguyệt chỉ kéo dài khoảng vài ngày trước khi đến chu kỳ kinh nguyệt. Dấu hiệu có thai kéo dài suốt 3 tháng đầu của thai kỳ.
Lời khuyên của bác sĩ
Quan sát cơ thể để nhận biết những dấu hiệu sắp có kinh nguyệt là cách để bạn gái sẵn sàng tâm lý và có những điều chỉnh trong thói quen sinh hoạt phù hợp hơn. Bác sĩ tại phòng khám Thái Hà khuyên rằng, trong những ngày trước và trong khi hành kinh này, bạn nên xây dựng cho bản thân một lối sống khoa học, chế độ dinh dưỡng hợp lý, vận động nhẹ nhàng để giữ cho tinh thần thoải mái,… là biện pháp tốt để bạn gái trải qua những ngày nguyệt san của bản thân một cách nhẹ nhàng, không để ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt và cuộc sống.
Trên đây là bài viết: "Dấu hiệu sắp có kinh nguyệt dễ nhận biết", hy vọng sẽ giúp chị em phụ nữ có thêm thông tin hữu ích để chăm sóc sức khỏe bản thân và thu xếp công việc, nghỉ ngơi hợp lý trong những ngày đèn đỏ.
Cập nhật lần cuối: 24-06-2021 11:29:03
- Rong kinh là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa
- Chậm kinh 5 ngày thử que 1 vạch có thể có thai không
- Kinh nguyệt không đều có bị vô sinh không? 16-3
- Rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì cần đi khám bác sĩ không?
- Rối loạn kinh nguyệt sau sinh khi nào cần đến gặp bác sĩ?
- Kinh nguyệt không đều phải làm sao?